Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
Mục lục
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp mình để phù hợp và thuận lợi hơn. Thay đổi vốn điều lệ có hai hình thức chính là tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ. Khi thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là gì?
Ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức đã phải suy tính rất nhiều liên quan đến vốn điều lệ. Vì vậy mà đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên góp vốn, chuyên viên pháp lý, khái niệm vốn điều lệ không quá xa lạ. Chúng tôi vẫn sẽ trình bày nội dung kiến thức bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như định nghĩa vốn điều lệ là gì?
Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp đã giải thích sơ bộ về thuật ngữ vốn điều lệ. Tuy nhiên, vì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp vốn điều lệ sẽ có những khác nhau nhất định, nên mọi người khi đọc có thể chưa hiểu rõ vấn đề.
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong Điều lệ công ty
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty
- Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà các thành viên đã bán hoặc đã mua khi thành lập doanh nghiệp
- Đối với công ty hợp danh: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hợp danh góp hoặc cam kết góp
Tăng vốn điều lệ có lợi ích gì?
Tăng vốn điều lệ là hoạt động của doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Thủ tục tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua bởi các hình thức cơ bản sau:
- Thực hiện kêu gọi vốn từ các thành viên của doanh nghiệp;
- Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn;
- Chủ sở hữu chuyển đổi tiền cá nhân vào vốn góp công ty;
Hoạt động tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là quyền của chủ sở hữu trong quá trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thủ tục tăng vốn điều lệ có lợi ích gì? Trên thực tế, hoạt động này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất định, cụ thể như sau:
- Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp giúp tăng mức vốn vay tại các ngân hàng;
- Tạo độ tin cậy từ phía các đối tác với doanh nghiệp. Thông thường với mức tăng vốn điều lệ sẽ tăng khả năng chịu trách nhiệm đối với tài sản, cũng như các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện. Từ đó tạo niềm tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đối tác trong các hoạt động giao dịch.
- Tạo danh tiếng cho doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến quá trình tiếp cận người tiêu dùng ngày càng lớn. Các chi nhánh phát triển, cùng với các hoạt động được mở rộng sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.
- Việc tăng vốn điều lệ nhờ gia tăng số lượng thành viên góp vốn có thể giảm đi rủi ro tài chính giữa các thành viên.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp đối với mỗi loại hình doanh nghiệp
Sau khi hiểu rõ vốn điều lệ là gì, tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày các quy định pháp luật về việc thay đổi vốn điều lệ đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Đây là kiến thức vô cùng quan trọng nhưng mọi người ít quan tâm. Hậu quả là soạn thảo hồ sơ thiếu, sai quy định, thông báo thay đổi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Chưa kể đến việc tốn kém thời gian, công sức và chi phí. Do đó, trước khi thực hiện các hồ sơ thủ tục, mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem pháp luật Việt Nam có những quy định gì về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty.
Vì các loại hình doanh nghiệp tương đối nhiều, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu quy định pháp luật của ba loại hình công ty phổ biến nhất là: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Trường hợp tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khoản 1, 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 đã trình bày rất chi tiết về việc tăng vốn điều lệ đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Theo đó, Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ khi tăng vốn góp của thành viên và khi tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Quy định pháp luật về việc giảm vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên được trình bày trong Khoản 1, Điều 87, Mục 2, Chương 3, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở hữu không góp đủ hoặc quá thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi công ty hoạt động liên tục trong 2 năm, có thể hoàn trả một phần vốn góp.
Ngoài việc tăng vốn điều lệ, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có thể giảm vốn điều lệ nếu: Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên khi thành viên đó không tán thành việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên hoặc tổ chức lại công ty; Sau khi doanh nghiệp hoạt động liên tục trong 2 năm, công ty có thể giảm vốn điều lệ để hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên; Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn, số tiền đã cam kết.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ với Công ty TNHH 1 thành viên
- Trường hợp tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên vẫn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu tự đầu tư thêm vốn hoặc huy động vốn góp từ người khác. Trong trường hợp huy động vốn góp từ đối tượng khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thay đổi tổ chức quản lý theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên (tùy theo nhu cầu phát triển của công ty). Khi thay đổi tổ chức quản lý, chủ sở hữu cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đăng ký thành lập trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm thay đổi.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
Quy định pháp luật về việc giảm vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên được trình bày trong Khoản 1, Điều 87, Mục 2, Chương 3, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở hữu không góp đủ hoặc quá thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi công ty hoạt động liên tục trong 2 năm, có thể hoàn trả một phần vốn góp.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
- Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Các cá nhân, tổ chức có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách: phát hành cổ phiếu mới; chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; trả cổ tức bằng cổ phiếu; kết chuyển nguồn thặng dư vốn. Mỗi hình thức đều có những quy định khác nhau. Vì thế khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty cổ phần các cá nhân, tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Cũng giống như hai loại hình doanh nghiệp trước, công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp khi hoạt động liên tục trong hơn hai năm và đã thanh toán đầy đủ những khoản nợ. Các cổ đông đăng ký mua cổ phần nhưng trong thời hạn 90 ngày không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trên, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.