Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?
Mục lục
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Loại hình công ty TNHH một thành viên là hình thức được nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Bài viết hôm nay chúng tôi tập trung làm rõ câu hỏi thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?
1. Công ty TNHH 1 thành viên
Điều 74, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này
Căn cứ quy định trên thì công ty TNHH 1 thành viên sở hữu các đặc điểm chính sau:
– Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Công ty là một pháp nhân độc lập với chủ sở hữu công ty kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Chủ sở hữu chỉ là một tổ chức hoặc một cá nhân.
– Trách nhiệm của chủ sở hữu công ty đối với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà công ty tạo nên là chế độ hữu hạn. Theo đó chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
– Không có quyền được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
2. Thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì bạn nên tiến hành 2 thủ tục sau đây:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nhận kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Nếu hồ sơ hợp lệ, người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đóng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nếu bạn không có thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh để tiết kiệm được thời gian và có sự hỗ trợ về pháp lý trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Đăng ký kinh doanh nhanh cung cấp dịch vụ trọn gói để giúp bạn thành lập công ty với chi phí thấp nhất trong thời gian nhanh nhất. Chúng tôi cam kết đảm bảo quy trình thành lập công ty được thực hiện đầy đủ và chính xác theo quy định pháp luật.
Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về các quy trình pháp lý, các yêu cầu cần thiết, các bước cần làm để hoàn tất việc thành lập công ty.
Liên hệ với Đăng ký kinh doanh nhanh ngay để được tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên, hãy để chúng tôi giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình ngay bây giờ!