Có nên dùng dịch vụ thành lập doanh nghiệp?
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp là bước đi đầu tiên của một doanh nhân trên thị trường. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu bạn thành lập doanh nghiệp thì thắc mắc đầu tiên và lớn nhất của bạn chính là trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào? Việc nên hay không nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Bài viết này chúng tôi thông tin đến bạn ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
1. Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp
1.1. Đơn giản hóa quá trình thành lập doanh nghiệp
Đối với những cá nhân có nhu cầu và tự thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cần tự mình thực hiện tất cả các bước từ việc nghiên cứu quy định của pháp luật, soạn thảo hồ sơ cần thiết cho tới việc thực hiện các quy trình thủ tục với cơ quan nhà nước. Nếu bạn chưa từng thực hiện việc này chắc chắn công việc này sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian. Chưa kể việc không am hiểu những quy định pháp luật sẽ không thể tránh được những sai sót trong quá trình hiện gây ra những rắc rối pháp lý về sau.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức cho những dự định khác, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại các công ty Luật uy tín.
1.2. Có sự trợ giúp pháp lý
Một khi bạn tìm đến công ty dịch vụ, ngoài việc tiết kiệm được thời gian và công sức thì bạn còn được hỗ trợ tư vấn về nội dung pháp lý liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp cam đoan kết quả cuối cùng là việc có được Giấy phép kinh doanh và đưa công ty vào hoạt động.
Không chỉ vậy, dịch vụ còn giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề sau khi đăng ký kinh doanh thành công như: đăng ký thuế, công bố thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia, mua chữ ký số….
Hiện tại có rất nhiều công ty Luật thực hiện dịch vụ, các bạn có thể tham khảo quy trình thực hiện dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để tìm hiểu rõ hơn.
2. Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp
2.1. Tư vấn trước khi soạn thảo hồ sơ
Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tiến hành đánh giá tính pháp lý dựa trên tên, ngành nghề, địa chỉ, vốn góp, thành viên, cổ đông,… Dựa trên những đánh giá sơ bộ và đưa ra những tư vấn pháp lý cho khách hàng như sau:
a. Tư vấn điều kiện để thành lập doanh nghiệp
Các điều kiện chung thành lập doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn;
- Phải có trụ sở hợp pháp và được đặt trên lãnh thổ việt Nam;
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020;
- Điều kiện về năng lực chuyên môn với những ngành nghề yêu cầu bằng cấp chứng chỉ;
- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ quy định của Pháp luật liên quan;
- Vốn pháp định đáp ứng yêu cầu của Pháp luật và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp;
- Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp, quản lý công ty Cổ phần theo Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
b. Tư vấn lựa chọn tên công ty
- Tên phải viết bằng tiếng Việt;
- Tên doanh nghiệp có thể kèm theo chữ số và ký tự, phát âm được;
- Có đủ 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
- Tên doanh nghiệp không trùng và gây nhầm lẫn.
c. Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Xác định được đâu là ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký để hoạt động. Đối với ngành nghề kinh doanh cần hiểu rõ doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật.
d. Tư vấn chọn địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, trụ sở công ty không đặt tại tòa nhà chung cư, tòa nhà tập thể không có chức năng làm việc.
Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
e. Tư vấn vốn điều lệ của doanh nghiệp
Đối với những ngành nghề không yêu cầu mức vốn tối thiểu cũng như mức vốn điều lệ tối đa, tuy nhiên có những ngành nghề yêu cầu mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu hay còn gọi là vốn Pháp định thì phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật có liên quan.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến thuế môn bài và uy tín, độ tin cậy của khách hàng, các cổ đông vì vậy cần cân nhắc khi đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
f. Tư vấn con dấu của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Doanh nghiệp có thể có hơn 1 con dấu và tự lựa chọn hình dáng, kích thước và màu sắc.
Doanh nghiệp cần công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng.
Nội dung của con dấu cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật.
g. Tư vấn hóa đơn giá trị gia tăng, thuế, lệ phí
Vấn đề sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng công ty không cần phải sử dụng phương pháp khấu trừ theo quy định tại Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017.
Ngoài lệ phí môn bài ra doanh nghiệp còn phải đóng các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân,….
2.2. Soạn thảo hồ sơ
Công ty dịch vụ sẽ soạn thảo 1 bộ hồ sơ cho khách hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập, quyết định góp vốn;
- Văn bản ủy quyền;
- Bản sao các giấy tờ hợp lệ khác.
2.3. Nộp hồ sơ đăng ký
Công ty dịch vụ thay mặt khách hàng thực hiện tất cả các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước, nhận kết quả thủ tục hành chính, nộp các loại phí, lệ phí.
2.4. Tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp
Đăng ký mẫu con dấu và sử dụng mẫu con dấu.
Đăng Công bố Doanh nghiệp.
Thực hiện khai thuế ban đầu.
Dịch vụ khắc biển tên doanh nghiệp….
Với những tư vấn trên của chúng tôi hy vọng bạn hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục của dịch vụ thành lập doanh nghiệp và phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc nên hay không nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp.