Quản lý hộ kinh doanh cá thể năm 2020
Mục lục
Hiện nay, nếu không kể đến những hình thức doanh nghiệp lớn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, … thì hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về quản lý hộ kinh doanh cá thể và các vấn đề liên quan. Mời các bạn theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
Doanh nghiệp thương mại là gì?
Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
Đăng ký kinh doanh cần những gì để làm thủ tục?
Nhà nước quản lý hộ kinh doanh cá thể gồm những nội dung nào?
Hiện nay, nhà nước quản lý hộ kinh doanh cá thể gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo và tổ chức thực hiện
- Phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh
- Hướng dẫn và tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
- Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hộ kinh doanh cá thể
- Theo dõi sự biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh; thu thập, lưu giữ có hệ thống các thông tin về hộ kinh doanh cá thể
- Kiểm tra, thanh tra hộ kinh doanh cá thể theo đúng quy định của pháp luật.
Mục tiêu của việc quản lý hộ kinh doanh cá thể là gì?
Nhà nước quản lý hộ kinh doanh cá thể nhằm những mục tiêu sau:
- Thúc đẩy và hỗ trợ đến sự phát triển của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế hiện nay
- Hướng dẫn và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể thực hiện các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đúng định hướng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
- Đảm bảo cho hộ kinh doanh cá thể hoạt động một cách độc lập, bình đẳng trước pháp luật
- Tạo môi trường thuận lợi phát triển lành mạnh, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể diễn ra như sau:
Thứ nhất, đăng ký thuế
Quản lý trên địa bàn: Đội thuế phối hợp với chính quyền phường để nắm số hộ cá thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nắm diễn biến hoạt động của các hộ như: hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh, di chuyển địa điểm kinh doanh,…
Kê khai đăng ký thuế:
- Hộ kinh doanh cá thể lần đầu: Phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.
- Hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế nhưng nghỉ kinh doanh dài hạn, sau đó lại ra kinh doanh lại: Phải đăng ký nộp thuế lại với cơ quan thuế nhưng không cấp mã số thuế mới.
Thứ hai, điều tra doanh số ấn định
Phân loại đối tượng nộp thuế
Qua công tác nắm tình hình trên địa bàn về những hộ kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế, các đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế.
Điều tra xác định doanh số của đối tượng nộp thuế
Trước tháng 6 và tháng 12 đội thuế chọn mỗi ngành nghề, mỗi loại hộ, một số hộ điển hình để trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với hội đồng tư vấn thuế phường, xã tổ chức điều tra để làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh số chung của các hộ. Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách các hộ và mức doanh số ấn định dự kiến để thực hiện công khai hoá và chuyển cho Hội đồng tư vấn thuế xem xét trước ngày 15 của tháng.