Mẫu giấy đăng ký kinh doanh năm 2022
Mục lục
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh là một trong những tài liệu quan trọng trong quá trình đăng ký kinh doanh. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu mẫu giấy đăng ký kinh doanh năm 2022.
1. Mẫu giấy đăng ký kinh doanh
Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được trình bày theo những nội dung luật định và có trình tự rõ ràng. Bạn chỉ cần điền đúng những thông tin cần thiết trong mẫu giấy đăng ký kinh doanh là được.
2. Tài liệu đính kèm mẫu giấy đăng ký kinh doanh
2.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là cá nhân và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân chỉ yêu cầu:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2.2. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Công ty hợp danh yêu cầu tối thiểu có hai cá nhân làm thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh chung. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty hợp danh có thể nhận góp vốn từ các thành viên góp vốn khác, và những thành viên này chỉ phải chịu trách nhiệm với hoạt động doanh nghiệp dựa trên phạm vi số vốn góp của mình. Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp danh được quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
2.3. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, và chỉ phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ mình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên được hướng dẫn tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.4. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình công ty mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.