Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác nhau không?
Mục lục
Quá trình hoạt động doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trongđó, một số chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh băn khoăn rằng: mã số trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với mã số thuế liệu có hợp pháp không? Hai mã số trên có phải là một hay không? Bài viết hôm nay chúng tôi tập trung làm rõ vấn đề giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế có khác nhau hay không?
1. Mã số doanh nghiệp trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở hanh của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với hanh viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với hanh viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở hành của hanh viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đầu tư kinh doanh thì theo quy định pháp luật phải đăng ký kinh doanh trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới được phép hoạt động. Có loại giấy chứng nhận là giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp được quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác;
- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác;
- Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực;
Trên giấy phép của hộ kinh doanh ở dưới dòng chữ “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ” sẽ là mã số kinh doanh.
Mã số kinh doanh của doanh nghiệp chính là “Mã số doanh nghiệp ” được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Mã số thuế trên giấy chứng nhận đăng ký thuế
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 thì “Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”.
Trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Mẫ số thuế chính là thông tin ở dòng đầu tiên ” Mã số người nộp thuế”
3. Phân biệt mã số trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký thuế
Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”. Như vậy, mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mã số thuế không trùng với mã số doanh nghiệp.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty sau ngày 01/06/2010 thì Mã số doanh nghiệp cũng sẽ đồng thời là Mã số thuế của doanh nghiệp.
Còn các trường hợp thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp được thành lập trước 01/06/2010 sau khi có Giấy chứng nhận hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải qua cơ quan thuế quản lý để đăng ký mã số thuế và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế .
Đối với các doanh nghiệp khác thì mã số doanh nghiệp và mã số thuế là khác nhau, sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải thực hiện thêm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế.