Chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty
Mục lục
Mô hình hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh quy mô nhỏ lẻ, dành cho các cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, sau quá trình hoạt động, chủ hộ kinh doanh muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty để mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này và các vấn đề liên quan cho các bạn. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Xem thêm:
Doanh nghiệp thương mại là gì?
Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
Đăng ký kinh doanh online với Bộ Công Thương
1. Đăng ký thành lập mô hình hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2020, khi bạn muốn đăng ký thành lập mô hình hộ kinh doanh cá thể thì cần phải nộp một bộ hồ sơ tại Bộ phận một cửa hay Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể quyết định sẽ đặt địa chỉ hoạt động kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm duyệt hồ sơ và phản hồi kết quả
(Tham khảo điểm b Khoản 1 Điều 13, Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
2. Nên thành lập mô hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh?
Về vấn đề nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì còn tùy thuộc vào hình thức và cơ cấu mà bạn mong muốn kinh doanh, bởi tùy vào từng loại hình mà sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Trường hợp 1: Thành lập hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm:
- Không bị ràng buộc về số vốn để thành lập
- Quy trình các bước để thành lập hộ kinh doanh cá thể không quá phức tạp.
Nhược điểm:
- Việc huy động nguồn vốn bị hạn chế đáng kể, chỉ có thể tự xoay nguồn vốn hoặc đi vay của các chủ thể khác. Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn (trách nhiệm vô hạn) về hoạt động sản xuất kinh doanh khi phát sinh nợ.
- Chỉ được phép sử dụng không quá 10 người lao động.
2.2. Trường hợp 2: Thành lập công ty
Ưu điểm:
- Khả năng huy động nguồn vốn khá cao.
- Có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm để thực hiện kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh
- Khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường cao hơn bởi uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp.
Nhược điểm:
- Thủ tục các bước thành lập công ty tương đối phức tạp.
- Việc quản lý nhân sự và hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn bởi sử dụng nhiều người lao động và quy mô kinh doanh khá lớn
3. Chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty như thế nào?
Trước đây, không thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp mà chỉ có thể giải thể hộ kinh doanh và thành lập công ty. Nhưng hiện nay, chủ hộ kinh doanh có thể trực tiếp chuyển đổi thành doanh nghiệp (tham khảo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP)
Quy trình chuyển đổi hình thức kinh doanh từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty/doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và trả kết quả
Nếu giấy tờ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN đăng ký doanh nghiệp. Nếu giấy tờ không hợp lệ, phải thông báo rõ những nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó, Phòng Đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp và bản chính GCN đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh