Hướng dẫn chi tiết cách thức thành lập công ty du lịch
Mục lục
Với những lợi thế và điều kiện tự nhiên thì việc thành lập công ty du lịch là mô hình kinh doanh ngày càng phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, để quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ thì chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về cách thức thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Đừng lo lắng, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều kiện và thủ tục phức tạp về cách thức thành lập công ty dưới đây!
1. Điều kiện thành lập công ty du lịch
Để thành lập công ty du lịch, bạn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Dưới đây là những điều kiện cơ bản mà bạn cần nắm rõ:
1.1. Điều kiện về trình độ
Đối với các ngành dịch vụ du lịch thì người phụ trách mảng kinh doanh phải tốt nghiệp những chuyên ngành lữ hành với trình độ văn hóa như:
- Đối với dịch vụ lữ hành nội địa: Yêu cầu trình độ chuyên môn liên quan từ bậc trung cấp trở lên.
- Đối với dịch vụ lữ hành quốc tế: Yêu cầu trình độ chuyên môn về du lịch từ bậc cao đẳng trở lên.
- Ngoại lệ: Nếu không có bằng cấp chuyên ngành về du lịch, bạn có thể bổ sung bằng chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch.
1.2. Điều kiện về vốn ký quỹ
Cách thức thành lập công ty du lịch sẽ cần có vốn ký quỹ. Sau khi nhận được giấy cấp phép hoạt động, doanh nghiệp cần phải lập vốn ký quỹ tại ngân hàng. Mức vốn ký quỹ cụ thể theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định số 94/2021/NĐ-CP như sau:
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 20 triệu đồng.
- Vốn ký quỹ 50 triệu đồng đối với phục vụ du khách quốc tế vào Việt Nam.
- Vốn ký quỹ 100 triệu đồng đối với phục vụ du khách Việt Nam đi nước ngoài.
- Vốn ký quỹ 100 triệu đồng khi phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Số vốn của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn ký quỹ.
1.3. Điều kiện khác
Bên cạnh điều kiện về trình độ và vốn ký quỹ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú ý đến các điều kiện khác như sau:
- Giấy phép kinh doanh: Bạn cần xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ cơ quan có thẩm quyền.
- Địa chỉ trụ sở: Công ty phải có địa chỉ trụ sở rõ ràng để đăng ký kinh doanh.
- Tên công ty: Tên công ty phải độc đáo, không trùng với tên của các công ty khác và phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
2. Cách thức thành lập công ty du lịch chi tiết
Để công ty du lịch đi vào hoạt động hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cần chú ý đến các bước sau:
2.1. Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty du lịch
Cách thức đầu tiên trong quá trình thành lập công ty du lịch là soạn thảo hồ sơ đăng ký. Dưới đây bộ hồ sơ chi tiết mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản trình bày bản điều lệ công ty du lịch;
- Danh sách đầy đủ họ tên các cổ đông hay thành viên góp vốn thành lập công ty du lịch;
- Đối với cổ đông hay thành viên góp vốn là cá nhân, cần có bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/ cổ đông;
- Đối với cổ đông hay thành viên là tổ chức, hồ sơ cần có Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD; Văn bản quyết định tham gia góp vốn; Tờ quyết định uỷ quyền của tổ chức đối với người đại diện, cùng với bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đại diện.
2.2. Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty du lịch
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ hoàn thiện thì công ty du lịch cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính cho công ty.
Các cách thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Bạn có thể mang hồ sơ đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh để nộp.
- Nộp trực tuyến: Nhiều địa phương hiện nay đã triển khai dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể truy cập vào cổng thông tin này để thực hiện các thủ tục cần thiết.
2.3. Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư) kiểm tra và xác nhận hồ sơ của bạn đầy đủ, hợp lệ, họ sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh công ty du lịch của bạn đã được thành lập hợp pháp.
2.4. Bước 4: Đăng ký mẫu dấu và các thủ tục sau khi thành lập công ty du lịch
Dưới đây là một số cách thức thành lập công ty sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Khắc con dấu: Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
- Chữ ký số: Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện các thủ tục thuế trực tuyến.
- Bố cáo thông tin doanh nghiệp: Thông tin về công ty sẽ được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Làm bảng hiệu: Doanh nghiệp cần làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính theo quy định.
- Mở tài khoản ngân hàng: Mở tài khoản ngân hàng cho công ty và đăng ký mẫu tài khoản này với cơ quan thuế.
- Hóa đơn: Đặt in hóa đơn để sử dụng trong quá trình kinh doanh.
- Kê khai và nộp thuế: Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.