Thay đổi đăng ký kinh doanh khi nào?
Mục lục
Đối với một doanh nghiệp cơ bản thì trong quá trình hoạt động của mình sẽ thường xuyên có nhu cầu thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp cần đăng ký thay đổi sẽ có những vấn đề khác nhau. Đồng thời nó còn liên quan đến các quy định của pháp luật để việc thực hiện thay đổi tránh được các rủi ro pháp lý phát sinh. Do vậy mà thủ tục thay đổi sẽ có những đặc điểm và khó khăn nhất định. Để biết rõ hơn về các nội dung khi thực hiện đăng ký thay đổi kinh doanh thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chuyển đổi trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở doanh nghiệp là một trong những thông tin thiết yếu thể hiện trên giấy chứng nhận doanh nghiệp. Chính vì vậy khi có sự thay đổi cần thiết phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp này, khi chuyển đổi về trụ sở mới thì doanh nghiệp phải tiến hành cập nhật. Việc cập nhật này nhằm chuyển đổi từ thông tin trụ sở cũ sang thông tin và địa chỉ mới. Lưu ý, đối với những doanh nghiệp có khắc trụ sở trên con dấu thì cũng cần được thay đổi.
Thay đổi tên doanh nghiệp
Thông thường việc đổi tên sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với những trường hợp sáp nhập hay mua bán nhu cầu đổi tên để phù hợp với cơ cấu mới cũng là điều dễ hiểu. Do vậy mà giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thay đổi để thực hiện những thủ tục khác. Các vấn đề liên quan đến như về con dấu, về thuế, về giao dịch và với ngân hàng khác…. đều phụ thuộc vào tên doanh nghiệp. Lưu ý, việc đổi tên khi mua bán hay sáp nhập cần chú ý đến điều kiện về tên mà cụ thể là về loại hình của doanh nghiệp.
Thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Theo quy định thì doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động kinh doanh đối với những ngành, nghề đã đăng ký. Vì vậy mà khi doanh nghiệp có nhu cầu về tăng, giảm hoặc thay đổi thì thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì thông tin của giấy phép kinh doanh cũng sẽ cần được bổ sung, sửa đổi theo để phù hợp.
Thay đổi thành viên, vốn điều lệ
Trong trường hợp thay đổi thành viên, vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đều phải được chú ý đến. Vì đây là những thông tin rất quan trọng và sẽ thể hiện được ai là người có quyền đối với doanh nghiệp. Đồng thời việc cập nhật chính xác thông tin khi có thay đổi cũng góp phần bảo vệ cho quyền lợi của các thành viên. Riêng với vốn điều lệ, việc thay đổi có thể tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ điều kiện. Vốn chính là yếu tố thể hiện một phần năng lực của doanh nghiệp. Các đối tác thường sẽ chú ý đến nội dung này. Do đó mà doanh nghiệp cần có những thay đổi về vốn điều lệ sao cho phù hợp.