Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và những điều cần biết
Mục lục
1. Khái niệm liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tên gọi khác của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể là bản điện tử hoặc văn bản, được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tựa như “giấy khai sinh” ghi nhận các thông tin đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý và kiểm soát thông tin của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác nhận công ty có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp.
2. Những nội dung có trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm có 5 nội dung:
- Mã số của doanh nghiệp.
- Địa chỉ của trụ sở chính.
- Tên doanh nghiệp, công ty.
- Vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ đối với công ty.
- Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp/chủ sở hữu là cá nhân; thông tin tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu là tổ chức.
Lưu ý:
- Mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ chỉ được cấp một mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và mã số thuế của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể tra cứu mã số thuế theo đường link Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
3. Trường hợp nào sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3.1. Trường hợp 1: Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây, doanh nghiệp sẽ được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Nộp lệ phí đầy đủ.
- Hồ sơ hợp lệ.
- Tên doanh nghiệp hợp lệ.
- Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
3.2. Trường hợp 2: Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sẽ được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị cháy, ướt, bị mất hoặc bị thiêu hủy dưới một số hình thức khác.
- Doanh nghiệp thực hiện không đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật. Khi đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo lại cho doanh nghiệp để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn nhất định.
- Nếu phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phù hợp với nội dung hồ sơ đăng ký thì doanh nghiệp nên gửi văn bản đề nghị hiệu đính đến phòng đăng ký kinh doanh.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thông tin không chính xác, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và tiến hành chỉnh sửa lại hồ sơ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể gửi xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
4. Những trường hợp được thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
4.1. Các trường hợp được thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thay đổi địa chỉ.
- Thay đổi tên của công ty.
- Tăng, giảm vốn điều lệ.
- Thay đổi loại hình của công ty.
- Thay đổi theo phán quyết của trọng tài hoặc quyết định của tòa án.
- Thay đổi các thông tin như số điện thoại, email, website, số fax của công ty.
- Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin của người đại diện theo pháp luật.
- Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty hoặc thông tin của thành viên/chủ sở hữu.
4.2. Thời gian thực hiện
- Trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh.
- Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến phòng đăng ký kinh doanh.
- Trong vòng 3 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét và trả kết quả.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
5. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp (quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020) sau đây:
- Các nội dung khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp (tham khảo khoản 2 Điều 17 của Luật này).
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
- Trường hợp khác theo quyết định của tòa án hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
6. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Phan Law Vietnam
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Phan Law Vietnam sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các công việc cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp, bao gồm:
- Tư vấn cách tra cứu miễn phí tên của công ty và cách đặt tên cho công ty.
- Tư vấn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của công ty.
- Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty như thời hạn góp vốn, các thủ tục phải thực hiện sau khi thành lập công ty, tư vấn các quy định về đầu tư, hợp đồng, sở hữu trí tuệ.
- Soạn thảo các bộ hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
- Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thay công ty khắc con dấu pháp nhân và thông báo mẫu dấu.
- Sau khi thành lập sẽ tiến hành công bố thông tin đăng ký.
- Tư vấn các loại thuế phát sinh trong hoạt động của công ty: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…
- Trong suốt quá trình hoạt động của công ty, Phan Law Vietnam sẽ tư vấn pháp lý miễn phí.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp trọn gói
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã cập nhật các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một cách chi tiết để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn