So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Mục lục
Với một nhà đầu tư thì quyết định thành lập doanh nghiệp là quyết định cực kỳ quan trọng. Vì những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng sự nghiệp thực sự rất khó khăn. Ngay cả bước đầu tiên là lựa chọn loại hình doanh nghiệp cũng đã đủ để các nhà đầu tư hoang mang. Hiện nay ngoài 4 loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh thì pháp luật còn cho phép thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề ở đây là doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh lại có những tương đồng. Do đó mà những người khởi nghiệp mới không biết nên lựa chọn thế nào?
Xem thêm:
Hộ kinh doanh khác công ty như thế nào
Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có khó hay không?
Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Nhìn chung, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là những mô hình được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP. Cả hai mô hình này đều sở hữu những đặc điểm sau:
– Thứ nhất, người thành lập đều là cá nhân và cũng đồng thời là chủ sở hữu. Chủ thể thành lập phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, cá nhân làm chủ sở hữu đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Thứ tư, đều không có tư cách pháp nhân
Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Việc phân biệt giữa hai loại hình này chủ yếu dựa vào các đặc điểm bên trong cấu trúc và tổ chức hoạt động. Cụ thể doanh nghiệp tư nhân so với hộ kinh doanh sẽ có những khác biệt nhất định sau:
– Thứ nhất, chủ sở hữu
+ Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu có thể là người nước ngoài và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
+ Hộ kinh doanh: Chủ sở hữu chỉ có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ.
– Thứ hai, quy mô kinh doanh
+ Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô nhỏ lớn hơn Hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ hơn DNTN
– Thứ ba, số lượng người lao động
+ Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn số lượng lao động
+ Hộ kinh doanh: Dưới 10 lao động, nếu có trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Thứ tư, đăng ký kinh doanh
+ Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện đăng ký kinh doanh ở cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Hộ kinh doanh: Chỉ trong một số trường hợp nhất đinh thực hiện đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện
– Thứ năm, con dấu
+ Doanh nghiệp tư nhân: Có con dấu riêng do chủ doanh nghiệp quyết định
+ Hộ kinh doanh: Không có con dấu riêng
– Thứ sáu, chuyển nhượng
+ Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình
+ Hộ kinh doanh: Không được phép chuyển nhượng cho chủ thể khác
– Thứ bảy, giải thể
+ Doanh nghiệp tư nhân: Áp dụng giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
+ Hộ kinh doanh: Không được áp dụng giải thể hay phá sản. Chỉ có thể chấm dứt hoạt động sau khi người thành lập hoàn tất các nghĩa vụ và nộp lại giấy đăng ký hộ kinh doanh