Quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân
Mục lục
Kinh doanh vốn là phương thức nhận được hầu hết sự lựa chọn khi có mong muốn bắt đầu một sự nghiệp riêng. Nguyên nhân chính là vì cách làm này có khả năng mang lại nguồn lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn nếu không biết cách thức vận hành cũng như quản lý. Đặc biệt là với loại hình doanh nghiệp tư nhân, nếu có bất kỳ sai sót nào trong hoạt động quản lý doanh nghiệp tư nhân sẽ khiến cho chủ sở hữu gặp phải những khó khăn nhất định. Do vậy mà chủ của loại hình doanh nghiệp này trước khi thành lập cần phải nắm rõ các quy định có quy định liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp của mình.
Xem thêm:
Doanh nghiệp thương mại là gì?
Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
Đăng ký kinh doanh cần những gì để làm thủ tục?
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Được công nhận là một trong những loại hình doanh nghiệp chính thức tại Việt Nam nên pháp luật đã có quy định cụ thể đối với doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định tại Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
Vì là dạng doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên cơ cấu tổ chức hay quản lý doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Việc tổ chức, quản trị và điều hành doanh nghiệp tư nhân không quá phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác. Theo quy định tại Điều 185 Luật này thì chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo trường hợp của mình mà chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với việc thuê người quản lý thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân thông qua sự thỏa thuận. Sự thoả thuận này có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương. Điểm quan trọng nhất chính là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và với bên thứ ba vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu có tranh chấp phát sinh thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Tùy vào nhu cầu và tình hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập ra các phòng chức năng khác nhau, nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu có thể phân bổ các vị trí theo ý muốn của mình. Riêng với chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì vẫn phải là người đứng đầu doanh nghiệp, cũng chính là chủ sở hữu. Chủ thể này cũng có thể đồng thời là Giám đốc – người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.