Quy định về địa chỉ đăng ký kinh doanh và thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
Mục lục
Việc lựa chọn địa chỉ đăng ký kinh doanh là một quyết định quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về đăng ký địa chỉ công ty. Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất về vấn đề này.
1. Quy định về địa chỉ đăng ký kinh doanh
Địa chỉ đăng ký kinh doanh có thể là trụ sở chính của doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và được định nghĩa như địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp. Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”.
Như vậy, để được công nhận là trụ sở chính (địa chỉ đăng ký kinh doanh) của doanh nghiệp, địa điểm đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đã được đăng ký: Địa chỉ phải được ghi nhận chính thức trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ cụ thể: Phải có địa chỉ rõ ràng, theo đúng quy định về địa giới hành chính.
- Không phải chung cư: Không được đặt trụ sở chính tại nhà chung cư, đặc biệt là các căn hộ dùng để ở.
- Không bắt buộc hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có thể không trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính.
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về đại điểm kinh doanh như sau “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”. Như vậy, để coi là địa điểm kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải có hoạt đông sản xuất, kinh doanh diễn ra tại đó.
2. Địa chỉ đăng ký kinh doanh có là trụ sở chính không?
Địa chỉ đăng ký kinh doanh không nhất thiết là trụ sở chính của doanh nghiệp, bởi trong Luật Doanh nghiệp chỉ có quy định về trụ sở chính và địa điểm kinh doanh không có khái niệm về địa chỉ đăng ký kinh doanh, có thể hiểu địa chỉ đăng ký kinh doanh có thể sử dụng để chỉ địa chỉ của trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc đại chỉ của một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Trụ sở chính là địa chỉ liên lạc chính thức của doanh nghiệp, được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh tại đó. Mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 trụ sở chính.
– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể và một doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
3. Thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
Thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh theo thủ tục sau:
– Bước 1: Hồ sơ thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung hoạt động địa điểm kinh doanh (do chủ doanh nghiệp ký);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
– Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi địa điểm địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
– Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Xác nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nộp lệ phí đăng ký thay đổi địa điểm địa điểm kinh doanh là 200.000 đồng.
– Bước 4: Doanh nghiệp nên tiến hành thông báo thay đổi địa chỉ mới với các cơ quan liên quan như BHXH, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng,…