Những điều cần lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty Cổ Phần
Mục lục
Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý rất nhiều vấn đề, từ việc tạo lập, thành lập nên một tổ chức kinh doanh hội tụ đầy đủ yêu cầu. Do đó, có rất nhiều điều cần lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp về tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề,… trong công ty Cổ Phần. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này là gì để tránh mắc phải nhé!
1. Lưu ý khi đặt tên công ty Cổ Phần
Để đặt tên công ty Cổ phần cần lưu ý một vài điều sau đây:
– Tên tiếng Việt của công ty cổ phần phải bao gồm hai thành phần theo thứ tự:
- Loại hình doanh nghiệp: ghi là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”;
- Tên cá nhân: Tên cá nhân được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, số và ký hiệu.
– Những điều cần lưu ý khi đặt tên công ty cổ phần:
- Trước khi đăng ký tên công ty, bạn nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối dự kiến mà công ty Cổ phần đặt. Sau khi nhận được quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ là quyết định cuối cùng.
- Không đặt tên công ty (bằng cả tiếng Việt lẫn tên nước ngoài) hoặc tên viết tắt của công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên và tên viết tắt của doanh nghiệp khác; Trừ doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Các trường hợp tên bị coi là gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký hoặc được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Đồng thời, không được sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,… để đặt toàn bộ hoặc một phần cho tên của công ty Cổ phần. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Tên công ty cổ phần cũng không được sử dụng những từ ngữ, biểu tượng vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Quy định về trụ sở chính của công ty Cổ Phần
Trụ sở chính của công ty Cổ phần đặt trên lãnh thổ Việt Nam cần là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới, đơn vị hành chính. Công ty Cổ phần cần thêm số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
3. Ngành, nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần sẽ lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Quy định này được ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty cần lựa chọn một ngành nghề cấp bốn trước. Sau đó ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh đó phù hợp với ngành nghề đã chọn.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựngChi tiết: Buôn bán nứa, gỗ cây và gỗ chế biến | 4663 |
02 | … |
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.
Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
4. Vốn điều lệ công ty Cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Hiện nay, chưa có quy định về vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; Trừ một số trường hợp pháp luật quy định doanh nghiệp phải đảm bảo một lượng vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
5. Ủy quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Về nguyên tắc thì người thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký và người đại diện theo pháp luật phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, người có thẩm quyền ký văn bản cần đề nghị đăng ký kinh doanh hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thì phải kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và có văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan, bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đi kèm.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức cần kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính là công ích thì cần nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.