Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Mục lục
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Có thể hiểu việc đăng ký thành lập doanh nghiệp theo 2 hướng:
- Xét theo góc độ kinh tế: Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc tạo lập một tổ chức kinh doanh. Trong đó, tổ chức hay cá nhân đứng ra thành lập phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản như: Trụ sở công ty, nguồn nhân lực, nguồn vốn, dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng,…
- Xét theo góc độ pháp lý: Đăng ký doanh nghiệp chính là thủ tục hành chính do một người đại diện thành lập đứng ra thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh, để sở hữu giấy đăng ký doanh nghiệp hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tổng hợp 04 quy trình để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để thành lập doanh nghiệp
Bước đầu tiên cần làm và cũng là bước quan trọng nhất đó chính là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Theo đó, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tính đặc thù của từng mô hình doanh nghiệp, từ đó tiến hành lựa chọn mô hình theo đúng định hướng phát triển của công ty. Có thể kể đến một số mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam như: Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần,…
Chuẩn bị bản sao các loại giấy tờ: Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hay hộ chiếu của chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông (nếu có). Tuy nhiên, mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có quy định về cổ đông và số lượng thành viên khác nhau. Do vậy, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ điều này trước khi thành lập cổ đông cho công ty.
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cần phải:
- Lựa chọn tên công ty hợp lý, dễ hiểu, không được trùng với các doanh nghiệp khác.
- Cập nhật đầy đủ thông tin của công ty, bao gồm: Địa chỉ, số nhà, ngõ, ngách, hẻm, phường, xã, số hotline, số fax,…
- Đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
- Xác định ngành, nghề kinh doanh. Theo đó, nên lựa chọn những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ theo đúng quy trình
Sau khi hoàn thiện các loại giấy tờ trên, cần nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi mà công ty đặt trụ sở chính. Tại đây, người nộp hồ sơ có thể là người đại diện công ty hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp thay mình. Nếu áp dụng ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp cần tuân thủ theo điều lệ của giấy ủy quyền tại Điều 9 – Thông tư số 01/20213/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu hồ sơ hợp lệ, sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp.
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân
Để làm con dấu pháp nhân, cần thực hiện đầy đủ 2 bước dưới đây:
- Bước 1: Doanh nghiệp cần có 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao) mang đến cơ sở có chức năng khắc dấu.
- Bước 2: Sau khi được thông báo về việc đến nhận con dấu pháp nhân đã hoàn thành. Chủ doanh nghiệp cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) để hoàn thành thủ tục nhận con dấu. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đi nhận thay mình.
Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục sau khi hoàn tất quá trình thành lập công ty
- Thực hiện khai báo thuế ban đầu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện đăng ký khai thuế.
- Trình tờ khai và nộp thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
- Triển khai thực hiện thủ tục mua, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Từ ngày 01/09/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh.
Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh
3. Sau khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì?
- Thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
- Thực hiện thông báo thời gian hoạt động với cơ quan kinh doanh.
- Đăng ký thuế và tiến hành đóng thuế theo đúng quy định.
- Thực hiện góp vốn như đúng với cam kết.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho doanh nghiệp.
Những nội dung liên quan đến thành lập doanh nghiệp đã được Phan Law Vietnam cập nhật cụ thể. Nếu Quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp mà chưa rõ về thủ tục thành lập, cũng như không có thời gian xin giấy chứng nhận thì hãy liên hệ với văn phòng luật sư Phan Law Vietnam, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách từ a đến z và trao tận tay Khách hàng giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.