Đăng ký thành lập công ty
Mục lục
Ngày nay, việc tự đăng ký thành lập công ty đã trở nên phổ biến. Vậy làm thế nào để có thể hiểu rõ những cách thức thực hiện cũng như có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Đăng ký thành lập công ty ở đâu?
Căn cứ theo nghị định 01/2020/NĐ-CP có quy định các loại cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bao gồm:
Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Hoặc bạn có thể ủy quyền cho Văn phòng Đăng ký kinh doanh nhanh thực hiện dịch vụ đăng ký thành lập công ty trọn gói giúp tiết kiệm thời gian và được cấp giấy phép nhanh chóng.
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi đăng ký thành lập công ty?
Trước khi đăng ký thành lập công ty, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một trong những khó khăn của hầu hết các nhà kinh doanh. Sau đây là những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay có thể giúp cho các doanh nhân lựa chọn đúng với mục đích kinh doanh của mình.
STT | Loại hình doanh nghiệp | Ưu điểm | Nhược điểm |
1 | Doanh nghiệp tư nhân | Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. |
2 | Công ty hợp danh | Có tư cách pháp nhân, tài sản của công ty tách bạch với tài sản của cá nhân thành viên công ty. | Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ của công ty. |
3 | Công ty TNHH một thành viên | Có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ, không được phát hành cổ phiếu. |
4 | Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Có tư cách pháp nhân, thành viên và chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Số lượng thành viên lớn linh động từ 2 – 50 thành viên. | Các thành viên công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty, không được phát hành cổ phiếu. |
5 | Công ty cổ phần | Có tư cách pháp nhân, cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, số lượng thành viên lớn và không bị hạn chế. Cơ cấu vốn linh hoạt, dễ huy động nguồn vốn lớn. Có thể lên sàn chứng khoán, phát hành cổ phiếu. | Các cổ đông công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Mọi quyết định phải được đảm bảo đúng về thủ tục lẫn nội dung theo Điều lệ, quy định nội bộ và pháp luật. |
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký thành lập công ty cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập, bởi hồ sơ đăng ký thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ của thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh;
- Bản sao hợp lệ của thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty TNHH:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân góp vốn, người đại diện theo pháp luật (của công ty dự kiến thành lập);
- Đối với thành viên là tổ chức cần cung cấp các giấy tờ sau:
+ Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.
+ Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật đi nộp hồ sơ);
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; Thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.