Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào?
Mục lục
Xây dựng là ngành nghề phổ biến trên xã hội hiện nay nhờ xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển. Ngành nghề xây dựng thường bao gồm các hoạt động liên quan đến thi công hạ tầng, thiết kế kỹ thuật,… Vậy điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quá trình thành lập công ty xây dựng cho bạn.
1. Khái niệm về công ty xây dựng
Công ty xây dựng là một đơn vị, tổ chức có đầy đủ chức năng, năng lực về ngành xây dựng. Lĩnh vực cụ thể bao gồm thiết kế và quản lý các công trình xây dựng. Công ty này có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư để:
- Thi công xây dựng: Biến bản vẽ, thiết kế thành công trình thực tế.
- Lắp đặt thiết bị: Trang bị các thiết bị, máy móc cần thiết cho công trình.
- Sửa chữa: Khắc phục các hư hỏng, sự cố của công trình.
- Bảo trì: Duy trì tình trạng tốt cho công trình sau khi hoàn thành.
Công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế, góp phần tạo ra những công trình hạ tầng, nhà ở, khu công nghiệp,… phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
2. Điều kiện thành lập công ty xây dựng như thế nào?
Điều kiện thành lập công ty xây dựng như thế nào là thắc mắc của rất nhiều chủ doanh nghiệp. Để thành lập công ty xây dựng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
1.1. Điều kiện về thành viên sáng lập
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc diện bị hạn chế hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Không có tiền án, tiền sự về tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh.
1.2. Điều kiện về vốn
- Vốn điều lệ tối thiểu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh xây dựng cụ thể, theo quy định của pháp luật.
- Vốn góp của các thành viên sáng lập phải được nộp vào tài khoản của công ty trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
1.3. Điều kiện về năng lực
- Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thì không yêu cầu hay hạn chế về bằng cấp, kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xây dựng hoạt động trong các lĩnh vực sau đây thì cần có ít nhất 1 thành viên sáng lập hoặc người đại diện theo pháp luật có chứng chỉ hành nghề xây dựng: Khảo sát xây dựng; Lập quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; Tư vấn quản lý dự án; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng Kiểm định xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Có đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động xây dựng.
1.4. Điều kiện về trụ sở
Có trụ sở hoạt động rõ ràng, hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1.5. Hồ sơ thành lập
Hồ sơ thành lập công ty xây dựng bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, cần chuẩn bị theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: Nội dung mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng mới thành lập
3. Thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào?
Để chuẩn bị thành lập công ty xây dựng thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư người nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bản sao).
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty bao gồm: thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông và được áp dụng khi họ là nhà đầu tư nước ngoài (bản sao).
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là tổ chức (bản sao).
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (bản sao).
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì chủ doanh nghiệp cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Thời gian là việc trong vòng 03 ngày.