Tư vấn phá sản doanh nghiệp hợp tác xã
Mục lục
Phá sản doanh nghiệp hợp tác xã được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp hợp tác xã khi mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời gian 03 tháng kể từ ngày đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho Quý vị hiểu rõ trách nhiệm khi phá sản doanh nghiệp hợp tác thuộc về ai, đặc điểm của hình thức phá sản.
Phá sản doanh nghiệp hợp tác xã ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã hiện hành thì khi doanh nghiệp hợp tác xã bị phá sản thì doanh nghiệp hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã đối với các khoản nợ của doanh nghiệp hợp tác xã.
Bên cạnh đó, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có những chủ thể chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp (chế độ trách nhiệm vô hạn được hiểu là chế độ chịu trách nhiệm không giới hạn trong bất kì phạm vi giá trị tài sản nào, nợ bao nhiêu phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ), cụ thể đó là những chủ thể sau:
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh vì chế độ trách nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân vì chế độ trách nhiệm vô hạn.
- Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (khi chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày mà công ty thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên).
Đặc điểm của phá sản doanh nghiệp hợp tác xã là gì?
Theo quy định của Luật Phá sản 2014, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã có những đặc điểm như sau:
- Phá sản là một thủ tục về tư pháp rất đặc biệt
- Là một hoạt động đòi nợ tập thể, do chủ nợ thường từ 02 chủ thể trở lên
- Thủ tục phá sản được thực hiện khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong vòng 03 tháng. Có hai trường hợp mất khả năng thanh toán, đó là không có tài sản để trả các khoản nợ, còn tài sản nhưng không thể sử dụng để trả nợ
- Khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được là các khoản nợ không có bảo đảm.
- Không dựa vào khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã là bao nhiêu, mà căn cứ vào khả năng trả nợ tại thời điểm các chủ nợ yêu cầu.
- Đây là biện pháp cuối cùng của hoạt động đòi nợ.
- Thanh toán nợ dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của công ty.
- Thủ tục phá sản là thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi hoạt động kinh doanh khi quá trình triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra quyết định áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ phá sản doanh nghiệp hợp tác xã gồm những nội dung nào?
Tự tin là một trong những đơn vị chuyên thực hiện các dịch vụ pháp lý tốt nhất hiện nay, trong đó có thực hiện dịch vụ phá sản doanh nghiệp hợp tác xã với những nội dung như:
- Tư vấn từ nhiều khía cạnh của vấn đề theo quy định của pháp luật phá sản hiện hành.
- Tư vấn những giải pháp hữu ích nhất đến cho khách hàng
- Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã có thể lâm vào trình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phải làm thủ tục phá sản
- Tư vấn quy trình thủ tục phá sản doanh nghiệp hợp tác xã
- Soạn thảo đơn yêu cầu phá sản và hoàn thiện hồ sơ khi thực hiện thủ tục phá sản
- Đại diện cho khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến quy trình phá sản với tòa án
- Theo dõi, kiểm tra tiến độ công việc và cập nhập thông tin cho khách hàng
- Nhận kết quả, bàn giao cho khách hàng