ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

TP.HCM - Hà Nội - Tiền Giang

Đăng ký kinh doanh nhanh

  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
Trang chủ » Tin tức » Đăng ký kinh doanh » Giải thể và phá sản giống và khác nhau như thế nào?

Giải thể và phá sản giống và khác nhau như thế nào?

Đăng ký kinh doanh  |  Thiên Kim  |  30/10/2021  | 
Lượt xem: 100

Mục lục

  • Phá sản doanh nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng?
  • Giải thể doanh nghiệp hiểu như thế nào?
  • Giải thể và phá sản có những điểm giống, khác nhau như thế nào?
    • Thứ nhất, về điểm giống nhau
    • Thứ hai, về điểm khác nhau

Giải thể và phá sản là hai trong số các hình thức chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân. Vậy phá sản doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Điểm giống nhau và khác nhau giữa thủ tục phá sản và giải thể như thế nào? Những điều này không phải ai cũng biết. Bài tư vấn dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề này cho các bạn.

Phá sản doanh nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4, Điều 5 Luật phá sản 2014 thì khi công ty/doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì các chủ nợ hoặc chính bản thân công ty/doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu đủ điều kiện, Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác.

Giải thể doanh nghiệp hiểu như thế nào?

Giải thể doanh nghiệp/công ty được hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại của 1 doanh nghiệp/công ty theo ý chí của doanh nghiệp/công ty hoặc của cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện quy trình giải thể khi:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động trong Điều lệ công ty mà không có gia hạn
  • Theo quyết định của chủ DNTN, của tất cả thành viên hợp danh CTHD, của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông CTCP
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định trong 06 tháng liên tục mà không thực hiện chuyển đổi loại hình công ty
  • Bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp

Giải thể và phá sản có những điểm giống, khác nhau như thế nào?

Giải thể và phá sản giống và khác nhau như thế nào?
Giải thể và phá sản giống và khác nhau như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giải thể và phá sản có những điểm giống và khác nhau như sau:

Thứ nhất, về điểm giống nhau

Giải thể và phá sản có những điểm giống nhau như sau:

  • Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

Thứ hai, về điểm khác nhau

Về cơ sở pháp lý:

  • Giải thể: Luật doanh nghiệp.
  • Phá sản: Luật phá sản.

Về bản chất:

  • Giải thể: Là một thủ tục hành chính, do doanh nghiệp tự nguyện giải thể hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc giải thể
  • Phá sản: Là một thủ tục tư pháp

Về nguyên nhân:

  • Giải thể: Khi tự nguyện giải thể (kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có gia hạn hoặc theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể) hoặc khi giải thể bắt buộc (công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định trong 06 tháng liên tục mà không thực hiện chuyển đổi loại hình công ty hoặc bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp) (tham khảo khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 201)
  • Phá sản: Khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (tham khảo khoản 1, 2 Điều 4 Luật phá sản 2014)

Chủ thể có quyền yêu cầu:

  • Giải thể: Gồm chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hợp danh; hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn; đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần (tham khảo điểm b khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2014)
  • Phá sản: Gồm chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên; cổ đông/ nhóm cổ đông từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng; công đoàn, người lao động; chủ nợ; người đại diện theo pháp luật; thành viên hợp danh (tham khảo Điều 5 Luật phá sản 2014)

Về thứ tự thanh toán tài sản:

  • Giải thể: Đầu tiên là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động, Thứ hai là nợ thuế. Thứ ba là các khoản nợ khác (khoản 5 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2014)
  • Phá sản: Đầu tiên là chi phí phá sản. Thứ hai là khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động. Thứ ba là khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh. Thứ tư là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ phải trả cho chủ nợ (Điều 54 Luật phá sản 2014)

Về hậu quả pháp lý:

  • Giải thể: Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Phá sản: Bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu có chủ thể mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Giải thể và phá sản giống và khác nhau như thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

Hotline: 0794.80.8888

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh 2021
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
  • Đăng ký kinh doanh mất bao nhiêu tiền?
  • Hộ kinh doanh là cá nhân hay tổ chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp?
  • Hộ kinh doanh khác công ty như thế nào

Đã xem gần đây

  • Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
  • Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào? Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
  • Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu? Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu?
  • Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM
  • Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không? Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Cùng chuyên mục

Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Thành lập công ty tại TP HCM
Thành lập công ty tại TP HCM

Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM 2022

Dịch vụ đăng ký kinh doanh online
Dịch vụ đăng ký kinh doanh online

Đăng Ký Kinh Doanh Nhanh

Đặt mục tiêu trở thành Văn phòng Luật sư hàng đầu tại Việt Nam, nơi khách hàng được cung cấp những dịch vụ chất lượng, hiệu quả, đáng tin cậy và nhanh chóng nhất.

Đăng ký kinh doanh

  • Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
  • Thành lập công ty tại TP HCM
  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
  • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM 2022
  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh online
  • Đăng ký thành lập công ty cổ phần
  • Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ thành lập công ty tại TP HCM

Pháp lý kinh doanh

  • Thành lập công ty tư nhân 2022 cần bao nhiêu vốn?
  • Cách thành lập công ty xây dựng năm 2022
  • Dịch vụ thành lập công ty tphcm
  • Mẫu giấy đăng ký kinh doanh năm 2022
  • Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể năm 2022
  • Quyết định thành lập công ty là gì?
  • Mã số đăng ký kinh doanh có ý nghĩa gì?
  • Đăng ký kinh doanh ở đâu?

Chi nhánh HCM

38 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Hà Nội

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Tiền Giang

160 Trần Nguyên Hãn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Hotline:

0794.80.8888

Email:

[email protected]
Đăng ký kinh doanh nhanh · Copyright © 2022
0794.80.8888