Tổng hợp 4 điều cần biết về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mục lục
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một trong những loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện trước khi muốn đi vào hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết cá nhân/ tổ chức vừa thành lập đều nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết chi tiết về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhé!
1. Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn hai loại giấy tờ này với nhau và cho rằng chúng là một. Dưới đây là sự khác nhau giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh.
1.1. Ý nghĩa pháp lý
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Loại giấy tờ này được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp với mục đích quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh là giấy tờ cho phép doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề kinh doanh nhất định. Tùy vào từng ngành nghề mà cá nhân/ tổ chức phải thực hiện thủ tục liên quan để được cấp giấy phép kinh doanh.
1.2. Về nội dung
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật,…
- Giấy phép kinh doanh ghi nhận thông tin về ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, phạm vi hoạt động, thời hạn hoạt động,…
Một công ty muốn kinh doanh dịch vụ du lịch thì cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, công ty cần tiếp tục làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh ngành du lịch. Khi được cấp giấy phép kinh doanh ngành du lịch, công ty mới được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
2. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
- Tên doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không bị cấm.
3. Quy định về việc thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Dưới đây là 8 trường hợp doanh nghiệp cần làm đơn thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký, cụ thể nội dung thay đổi bao gồm:
- Thay đổi địa chỉ;
- Thay đổi tên công ty;
- Tăng, giảm vốn điều lệ;
- Thay đổi loại hình công ty;
- Thay đổi theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài;
- Thay đổi các thông tin như số điện thoại, email, website, số fax của công ty;
- Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin của người đại diện theo pháp luật;
- Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty hoặc thông tin của thành viên/chủ sở hữu.
Xem thêm: So sánh mẫu giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 5 trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị thu hồi nếu các nội dung khai báo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là thông tin giả mạo, không đúng với thực tế.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh trong vòng 1 năm mà không thực hiện việc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ gửi báo cáo tài chính, báo cáo thuế,… đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan chức năng.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị thu hồi theo quyết định của Tòa án hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội hoặc gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội.
- Doanh nghiệp được thành lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.