Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật hiện hành
Mục lục
Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước nào là nội dung bài viết mà chúng tôi giới thiệu đến bạn sau đây. Theo đó, để doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp, trước tiên bạn cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập. Sau đó là khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là gì?
Khái niệm doanh nghiệp là gì được định nghĩa theo mục 7 Điều 1 Chương 1 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay đa số các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ, hàng hóa để thu lợi nhuận. Các doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó Song song đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.
Doanh nghiệp có các đặc điểm gì?
Hiện nay có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp là Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Mỗi loại hình sở hữu các đặc điểm pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, các loại hình này đều có các đặc điểm chung sau đây:
- Có tính hợp pháp
Để đăng ký thành lập, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Văn bản này được ví như “giấy khai sinh”, minh chứng cho sự ra đời hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp có hoạt động thường xuyên
Đa số các doanh nghiệp đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ người tiêu dùng. Còn đối với các doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thường sẽ hướng đến các yếu tố vì cộng đồng như quỹ từ thiện, điện, nước…. Nhìn chung, các doanh nghiệp này đều có hoạt động thường xuyên trong năm.
- Tính tổ chức
Tính tổ chức của doanh nghiệp thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch, có nội quy riêng,…
Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật hiện hành
Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm 5 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp để bạn lựa chọn theo quy định của pháp luật hiện hành. Mỗi loại hình đều có điều kiện, đặc điểm pháp lý, ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Nếu chỉ 1 thành viên, bạn có thể thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc Doanh nghiệp tư nhân. Nếu muốn huy động vốn nhanh, công ty cổ phần là lựa chọn tối ưu nhất.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, thương cần cần xác định tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, người đại diện pháp luật. Sau đó sẽ hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
– Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập.
Hồ sơ sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu. Hiện nay, pháp luật không yêu cầu số lượng con dấu, điều này sẽ do doanh nghiệp tự quyết định.
Bước 4: Công bố mẫu dấu
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.