Thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh
Mục lục
Thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan đăng ký khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi, bổ sung nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh như thay đổi tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên và cổ đông.
1. Bổ sung đăng ký kinh doanh
Khi có bổ sung thêm ngành, nghề vào hoạt động kinh doanh của mình thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đăng ký. Thủ tục này sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Khi đã quyết định bổ sung thêm ngành nghề trong hoạt động kinh doanh của mình thì nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần tìm hiểu về mã ngành cũng như điều kiện để được hoạt động ngành nghề đó. Tiếp đó là chuẩn bị hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Về cơ bản thì hồ sơ này sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định.
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
– Giấy ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xem xét giải quyết.
Bước 3: Cấp giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung theo quy định của pháp luật. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.
Khi có ý định bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần lưu ý các điều sau:
Đối với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện:
Trong trường hợp doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì tiến hành bình thường: Tra cứu theo mã ngành nghề 4 số và cung cấp thông tin đăng ký bổ sung vào hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thủ tục sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện về mức vốn pháp định hoặc đáp ứng đủ điều kiện về chứng chỉ hành nghề như:
- Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng vốn pháp định. Hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh;
- Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề. Nếu không là thành viên công ty, cần lưu kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng và hồ sơ nhân sự của người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Thay đổi đăng ký kinh doanh
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh 2022 thực hiện như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nội dung đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Thông báo thông tin thay đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi con dấu công ty.
ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi tự tin cam kết hoàn thành các thủ tục một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất cho bạn. Dịch vụ của chúng tôi gồm có:
- Soạn thảo thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Soạn quyết định, biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) về những sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi giấy phép và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Nộp hồ sơ khắc dấu và xin cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới (đối với những công ty thay đổi địa chỉ khác quận, tên hoặc loại hình công ty);
- Bàn giao giấy phép kinh doanh mới và con dấu tận nơi.