Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Mục lục
Có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thông qua các hình thức chào bán cổ phần và trả cổ tức. Mỗi hình thức này sẽ đi kèm với các điều kiện khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Thế nào là vốn điều lệ công ty cổ phần?
Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại trong công ty, và đã được các cổ đông đăng ký mua và ghi nhận trong Điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần không cố định mà có thể được thay đổi nhiều lần trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tùy theo chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển mà công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ so với vốn đăng ký ban đầu. Khi có sự thay đổi về vốn điều lệ, công ty phải tiến hành thủ tục tăng/giảm vốn theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, vốn điều lệ công ty cổ phần phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
– Tiềm lực, khả năng tài chính của công ty khi mới thành lập và chiến lược, hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động.
– Ngành nghề kinh doanh: Một số ngành nghề kinh doanh có quy định về vốn pháp định, đây là vốn điều lệ tối thiểu khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Có thể kể đến là các ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh dịch vụ lữ hành; Dịch vụ lao động; Dịch vụ bảo vệ; Cho thuê lại lao động,…
Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Như đã đề cập, vốn điều lệ công ty cổ phần có thể tăng hoặc giảm để phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Riêng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, có thể thông qua các hình thức sau:
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Bản chất hoạt động này là các cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần thực hiện góp thêm vốn và theo quy định pháp luật đây là hoạt động mua cổ phần chào bán của công ty để tăng vốn tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chào bán cổ phần riêng lẻ
Việc chào bán cổ phần riêng lẻ phải được thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, hiện tại luật doanh nghiệp 2020 hiện hành đã bãi bỏ quy định này.
Theo đó, việc chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần trong trường hợp không phải là công ty đại chúng sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không thực hiện việc chào bán cổ phần thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Chào bán cổ phần cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ thực hiện việc chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua mua cổ phần chào bán sẽ phải làm thủ tục Đăng ký mua cổ phần tại Sở kế hoạch đầu tư.
Như vậy, việc chào bán cổ phần của công ty cổ phần đã được “cởi trói” hơn so với quy định của luật cũ. Cổ phần có thể mua bán tự do và không phải thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Chào bán cổ phần ra công chúng
Thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng, tức là công ty cổ phần đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo nhiều đợt.
Trả cổ tức cho cổ đông
Bên cạnh các hình thức chào bán thì trả cổ tức cũng dẫn đến tăng vốn điều lệ công ty cổ phần.
“Điều 135. Trả cổ tức
6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.”
Dịch vụ tư vấn tăng vốn điều lệ công ty cổ phần tại Phan Law Vietnam
Tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được đánh giá là thủ tục khá rắc rối do liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nếu không nắm vững các quy định này, rất dễ thực hiện không đầy đủ hoặc không chính xác, dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý về sau. Hiểu được điều này, Phan Law Vietnam đem đến dịch vụ tư vấn toàn diện cho doanh nghiệp:
– Tư vấn toàn bộ quy trình tăng vốn điều lệ công ty;
– Tư vấn mức vốn sẽ tăng để phù hợp với quy mô kinh doanh;
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc thay đổi vốn điều lệ công ty;
– Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, tại phòng đăng ký kinh doanh;
– Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đã ghi nhận vốn điều lệ mới của công ty;
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi tăng vốn điều lệ.