Thành lập doanh nghiệp xã hội – Điều kiện, thủ tục chi tiết
Mục lục
Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội đóng vai trò cực quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Vậy để thành lập doanh nghiệp xã hội thì cần điều kiện, thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện, hồ sơ để thành lập doanh nghiệp xã hội!
1. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là mô hình kinh doanh kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường hoặc cộng đồng.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội được định nghĩa là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hoạt động nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Doanh nghiệp xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần giải quyết các thách thức xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Một số đặc điểm nổi bật của việc thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm:
- Doanh nghiệp xã hội hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội thực tế, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao đời sống cộng đồng.
- Áp dụng các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội, tổ chức phi chính phủ và các quỹ hỗ trợ.
- Góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và nâng cao thu nhập cho người lao động.
2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp xã hội
Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, để thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
2.1. Điều kiện chung
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam.
- Cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội cần đủ từ 18 tuổi, đáp ứng đủ năng lực liên quan đến hành vi dân sự.
- Doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện về mục tiêu hoạt động
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
- Mục tiêu hoạt động cụ thể của doanh nghiệp phải được ghi rõ trong Điều lệ doanh nghiệp.
2.3. Điều kiện về vốn điều lệ
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp xã hội phụ thuộc vào ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định chung của pháp luật.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo đóng góp đầy đủ số vốn đã cam kết khi thành lập theo đúng loại tài sản đã đăng ký. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục góp vốn.
- Nếu sau 90 ngày mà số vốn thực góp không đủ so với số vốn cam kết, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ theo quy định.
2.4. Điều kiện về sử dụng lợi nhuận
- Doanh nghiệp sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
- Việc sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
2.5. Điều kiện về công khai thông tin
- Doanh nghiệp công khai thông tin về mục tiêu hoạt động, hoạt động của doanh nghiệp và việc sử dụng lợi nhuận trên website của doanh nghiệp hoặc theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào?
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Để thành lập doanh nghiệp xã hội thì chủ doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trước khi nộp hồ sơ thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin quan trọng, có liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp xã hội.
Những thông tin này cần được đăng ký nguyện vọng nhưng cũng cần tuân theo quy định pháp luật bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội.
- Điều lệ doanh nghiệp xã hội.
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp).
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật..
- Giấy tờ chứng minh khác (nếu có).
Bước 2: Thời gian thẩm định.
Thời gian thẩm định hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ trong vòng 3 – 6 ngày làm việc. Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Còn hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin phản hồi yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung.
Bước 3: Thủ tục sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xã hội.
Sau khi được cấp Giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục tiếp theo như: Khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế,…