ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

TP.HCM - Hà Nội - Tiền Giang

Đăng ký kinh doanh nhanh

  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
Trang chủ » Tin tức » Pháp lý kinh doanh » Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Pháp lý kinh doanh  |  Cẩm Xuyên  |  10/07/2022  | 
Lượt xem: 11

Mục lục

  • 1. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
  • 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • 3. Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhưng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

1. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân.

Theo hướng dẫn tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
  • Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Với các đặc điểm trên, doanh nghiệp tư nhân có thể xem là tài sản riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quản lý, quyết định đối với doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi bất cứ bên nào. Theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý doanh nghiệp tư nhân được hướng dẫn như sau:

“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần có giai đoạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm đặt tên doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề dự định kinh doanh, vốn điều lệ, địa điểm để đặt trụ sở. Sau khi giai đoạn này hoàn tất, nhà đầu tư tiến hành các bước thành lập doanh nghiệp theo trình tự quy định.

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Số lượng hồ sơ: 01

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua trang điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp trực tiếp bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả là giấy đăng ký kinh doanh.

3. Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán, tặng cho, để lại thừa kế đối với doanh nghiệp mà mình sở hữu. Khi thực hiện những hoạt động này thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Khoản 1 Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hướng dẫn thành phần hồ sơ ở trường hợp này bao gồm:

“a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;

b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;

c) Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.”

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

Hotline: 0794.80.8888

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?
  • Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh mới nhất năm 2021
  • Đăng ký thành lập công ty
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân
  • Thủ tục đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân

Đã xem gần đây

  • Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
  • Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào? Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
  • Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu? Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu?
  • Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM
  • Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không? Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh.
Con dấu, hóa đơn của hộ kinh doanh

Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tư cách pháp nhân.
Loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần

Đăng Ký Kinh Doanh Nhanh

Đặt mục tiêu trở thành Văn phòng Luật sư hàng đầu tại Việt Nam, nơi khách hàng được cung cấp những dịch vụ chất lượng, hiệu quả, đáng tin cậy và nhanh chóng nhất.

Đăng ký kinh doanh

  • Thành lập doanh nghiệp mới cần những thủ tục pháp lý gì?
  • Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh qua mạng theo pháp luật
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?
  • Hồ sơ thành lập công ty TNHH bao gồm những gì?
  • Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? 
  • Công ty TNHH MTV là gì?
  • Cách thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật?

Pháp lý kinh doanh

  • Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
  • Con dấu, hóa đơn của hộ kinh doanh
  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập công ty trọn gói TP HCM
  • Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Chi nhánh HCM

38 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Hà Nội

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Tiền Giang

160 Trần Nguyên Hãn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Hotline:

0794.80.8888

Email:

[email protected]
Đăng ký kinh doanh nhanh · Copyright © 2022
0794.80.8888