Thành lập công ty xuất nhập khẩu
Mục lục
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực đang rất nóng hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư có ý tưởng kinh doanh hay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên họ không biết cách thành lập một công ty bất động sản. Trình tự thủ tục, hồ sơ quá sức rắc rối với bạn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật đến các bạn những vấn đề pháp lý xung quanh các bước thành lập công ty xuất nhập khẩu.
1. Chuẩn bị thông tin trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
Trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:
Bạn cần chuẩn bị đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu: Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tên riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tên không gây nhầm lẫn.
Bạn cần chọn loại hình công ty: Bạn phải xác định xem loại hình công ty như thế nào thì phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động, mức vốn của công ty xuất nhập khẩu. Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp như công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,….
Suy nghĩ mức vốn điều lệ: Công ty xuất nhập khẩu sẽ cần thực hiện kê khai, đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định. Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
Ngành nghề kinh doanh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý. Lựa chọn loại hình kinh doanh đúng để chọn đúng mã ngành phù hợp:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; Nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 16 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính Phủ) mã ngành 8299;
- Bốc xếp hàng hóa mã 5224;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ mã 5225;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Gửi hàng; Giao nhận hàng hóa; Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn; Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay) mã ngành là 5229.
Địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác. Chung cư không có chức năng kinh doanh thì không được đặt địa chỉ công ty. Văn phòng thuê hay đất thuê nhằm mục đích đăng ký trụ sở chính phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ.
Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.
2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập doanh nghiệp có khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản cần có những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Giấy ủy quyền.
3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy hồ sơ giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ phòng đăng ký doanh của sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở.
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận xem xét và thụ lý hồ sơ sẽ trả lời trong vòng 5-7 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu sai hoặc không đầy đủ sẽ được thông báo bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ.
Cung cấp 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty. Sau khi có con dấu sẽ tiến hành công bố mẫu dấu này.
Công ty tiến hành treo biển tên công ty và các thủ tục thuế, xin giấy phép kinh doanh để được đi vào hoạt động thực tế.