Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020
Mục lục
Thủ tục thành lập công ty cổ phần bao gồm một số công đoạn như: Những việc cần làm trước khi thành lập công ty cổ phần, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần, trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phần, những việc cần làm sau khi thành lập công ty cổ phần… Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một cách rõ hơn về thủ tục thành lập công ty cổ phần.
Xem thêm:
>> Doanh nghiệp thương mại là gì?
>> Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
>> Đăng ký kinh doanh cần những gì để làm thủ tục?
Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;
- Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần
Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần gồm các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty cổ phần cần phải soạn thảo hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh công ty cổ phần. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, cần tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan Nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong hai hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại website danhkykinhdoanh.gov.vn
Lưu ý:
- Hiện nay 100% doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Hà Nội phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
- Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử phải nộp kèm theo bản scan tài liệu có trong hồ sơ.
Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia
Trong thời hạn 03-05 ngày làm việc kể từ ngaỳ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này
Bước 3: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.