Quy trình cho doanh nghiệp thành lập mới 2023
Mục lục
Năm 2023 dẫu nền kinh tế có nhiều khó khăn, song có không ít những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế. Hôm nay, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ chia sẻ bài viết về quy trình cho một doanh nghiệp thành lập mới trong 2023 này cùng những vấn đề cần lưu tâm khi thành lập một doanh nghiệp.
1. Lúc nào thích hợp cho một doanh nghiệp thành lập mới?
- Để phù hợp với các yêu cầu của hoạt động kinh doanh như sau, bạn nên xem xét việc thành lập công ty;
- Các khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn VAT để khấu trừ thuế cho hoạt động kinh doanh của họ;
- Các bên liên quan như đối tác, nhà cung cấp, khách hàng muốn ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân;
- Hạch toán hoạt động kinh doanh minh bạch, chính xác, có lợi nhuận để tuân thủ quy định pháp luật.
Trên thực tế, việc thành lập công ty có nhiều lợi ích cho chủ công ty so với các loại hình kinh doanh khác vì rất rõ ràng. Đặc biệt, khi công ty chưa có lợi nhuận thì còn không phải nộp các loại thuế (ngoại trừ thuế môn bài từ năm thứ hai trở đi), trong khi thuế VAT là thuế thu hộ.
Các doanh nghiệp được phép chuyển lỗ tối đa 05 năm liên tiếp bắt đầu từ năm sau năm phát sinh lỗ. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp chính là khoản kê khai và báo cáo thuế.
2. Quy trình để thành lập một doanh nghiệp mới
Để thành lập công ty, quý khách hàng cần biết những tài liệu, thông tin nào? Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin sau:
- Để thành lập công ty, bạn cần có bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty.
- Bạn cũng cần có các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ pháp lý khác chứng minh quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê. (Các giấy tờ này chỉ cần lưu ở công ty để phục vụ các công việc kiểm tra trong quá trình hoạt động và không cần nộp kèm hồ sơ thành lập công ty).
Dựa trên cơ sở là các thông tin khách hàng cung cấp nêu trên, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ toàn bộ các thủ tục thành lập công ty, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục sau thành lập và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định.
3. Thủ tục để doanh nghiệp thành lập mới
Trình tự đúng quy định cho một doanh nghiệp thành lập mới như sau:
- Hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoàn tất đóng lễ phí để công bố doanh nghiệp;
- Nhận được giấy phép chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
- Khắc con dấu cho công ty;
- Thông báo kết quả cho khách hàng và tư vấn cho khách hàng những thủ tục sau khi công ty thành lập;
- Làm đơn đề nghị cấp giấy phép đạt đủ điều kiện để doanh nghiệp hoạt động.
Đọc thêm hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì 2023?
4. Các việc cần làm khi một doanh nghiệp thành lập mới
Sau đây là những việc cơ bản sau khi một doanh nghiệp thành lập mới cần phải làm:
- Lập tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
- Tạo chữ ký số để thực hiện các thủ tục giao dịch cần thiết;
- Nộp văn bản khai thuế môn bài và tiến hành nộp thuế môn bài;
- Đặt biển hiệu cho công ty và treo tại trụ sở công ty: Các công ty thành lập mới bắt buộc phải đặt biển hiệu tại trụ sở chính của họ cùng thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ công ty, số điện thoại/email.
Yêu cầu phát hành hoá đơn điện tử: Chuẩn bị hồ sơ để phát hành hoá đơn điện tử gồm có Văn bản quyết định phát hành hoá đơn và mẫu của hoá đơn.
Tham khảo hướng dẫn chi tiết các công việc cần thực hiện ngay sau khi đăng ký thành lập công ty thành công: Sau khi thành lập công ty cần làm gì 2023?
Trên đây là những thông tin về quy trình cho một doanh nghiệp thành lập mới trong 2023. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với Đăng ký kinh doanh để nhận được sự tư vấn tốt nhất.