Sau khi thành lập công ty cần làm gì 2023?
Mục lục
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mọi người thường thắc mắc Sau khi thành lập công ty cần làm gì tiếp theo? Dưới đây, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về 7 thủ tục quan trọng bạn cần làm ngay sau khi đăng ký kinh doanh thành công:
1. Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu sau khi thành lập công ty
Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty có thể tìm các cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự chọn về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.”
2. Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Mở tài khoản ngân hàng
Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Tiếp theo, chúng ta cần phải mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp của mình.
Để mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật phải làm các bước sau và báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (tại nơi trụ sở chính của doanh nghiệp).
Bước 1: Chọn một ngân hàng uy tín có nhiều chi nhánh khắp cả nước để thuận tiện cho việc giao dịch.
Bước 2: Sắp xếp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- 01 bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- 01 bản sao có công chứng Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu hợp lệ của người đại diện pháp luật;
- 01 bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Bước 3: Đến phòng giao dịch của ngân hàng để làm thủ tục mở tài khoản, bạn sẽ được nhân viên ngân hàng hỗ trợ và chỉ dẫn rõ ràng.
Bước 4: Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, thường là khoảng 1 triệu đồng đối với các tài khoản tiền VNĐ.
3. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho công ty mới thành lập
Sau khi thành lập công ty, việc hoàn thành hồ sơ kê khai thuế ban đầu rất cần thiết.
Hồ sơ gửi cho Chi cục Thuế tại địa điểm doanh nghiệp có trụ sở chính.
3.1. Về hồ sơ khai thuế lần đầu tiên
- Tờ khai lệ phí môn bài là hồ sơ quan trọng nhất và doanh nghiệp phải ưu tiên làm, các hồ sơ khác có thể làm sau tùy theo yêu cầu của Chi cục Thuế.
- Thời hạn cuối cùng để nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 của năm tiếp theo sau khi thành lập. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài.
Cách để tính mức phạt nếu nộp lệ phí môn bài chậm trễ dựa theo Thông tư 130/2016/TT-BTC như sau:
Công thức tính tiền phạt khi nộp muộn = Lệ phí môn bài x 0.03% x Số ngày trễ hạn
3.2. Về điều kiện được miễn lệ phí môn bài:
Doanh nghiệp mới thành lập sẽ không phải trả lệ phí môn bài trong năm đầu tiên theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Đối với doanh nghiệp thành lập trước 25/02/2020: Hạn chót để nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu kinh doanh. Ngày bắt đầu kinh doanh được ghi tại mục “Thông tin đăng ký thuế” của giấy yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp.
3.3. Về ngày bắt đầu kinh doanh
Nếu doanh nghiệp được thành lập vào những ngày cuối tháng thì nên chọn ngày bắt đầu kinh doanh là ngày đầu tiên của tháng kế tiếp để giảm thiểu hồ sơ và các vấn đề liên quan đến thuế.
4. Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Mua chữ ký số
Một trong những công cụ điện tử thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch trực tuyến như ký kết hợp đồng online, chuyển khoản qua ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội… mà không tốn thời gian và chi phí là chữ ký số, chữ ký điện tử hay token có dạng giống usb.
Giống như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng được cho 1 doanh nghiệp.
Để sử dụng được chữ ký số, doanh nghiệp phải mua chữ ký số từ các đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… và phải đăng ký với cơ quan thuế và được xác nhận bởi ngân hàng.
Thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn: Hiện tại, theo quy định của Nghị định 123 và Thông tư 78, tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Tham khảo bài viết: Quy định thành lập công ty TNHH 2023
5. Hoàn tất các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ, vốn
Trong quá trình đăng ký thành lập công ty, nếu còn thiếu các thông tin như giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần bổ sung ngay để không bị phạt nếu có thanh tra.
Cùng với đó, các công ty TNHH, cổ phần, hợp danh… cần tuân thủ cam kết góp vốn trong 90 ngày từ khi được cấp giấy phép kinh doanh. Nếu có sự cố không lường trước ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn góp vốn, doanh nghiệp cần làm ngay thủ tục để giảm số vốn điều lệ xuống.
Đọc thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh doanh 2023
6. Đăng ký bảo hiểm cho người lao động và thuế doanh nghiệp
Chế độ bảo hiểm dành cho người lao động ở doanh nghiệp như sau: Tham gia bảo hiểm cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp mới ra đời lại không thực hiện nghĩa vụ này.
Theo Quyết định số 922/VBHN-BHXH tại Điều 4 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Phương thức đóng bằng cách hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.
Tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quyết định số 922/VBHN-BHXH, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT54).
7. Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Đặt biển hiệu doanh nghiệp
Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Việc cuối cùng cần làm ngay sau khi đăng ký kinh doanh thành công là đặt biển hiệu cho công ty. Trên biển hiệu buộc phải có những thông tin như tên công ty, mã số thuế, địa chỉ của trụ sở chính, cách thức liên hệ như số điện thoại, email hoặc địa chỉ website.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đăng ký kinh doanh nhanh trả lời cho thắc mắc “Sau khi thành lập công ty cần làm gì?”. Mọi người nên đọc kỹ để nắm rõ thông tin, thực hiện các thủ tục nhanh chóng và đúng với quy định của pháp luật.