Quy định về đăng ký doanh nghiệp xã hội
Mục lục
Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mà số lượng các loại hình doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Trong đó là sự phát triển điển hình của việc đăng ký doanh nghiệp xã hội. Hiện nay, loại hình doanh nghiệp này đang khá phát triển tại Việt Nam. Mục đích chính cho sự hình thành và phát triển của loại hình này chính là hướng đến các hoạt động cộng đồng và lợi ích chung cho xã hội. Cũng chính vì thế mà pháp luật cho phép doanh nghiệp xã hội được hưởng nhiều quyền ưu tiên hơn nhằm khuyến khích mở rộng và phát triển.
1. Quy định chung về doanh nghiệp xã hội
Nhìn chung, doanh nghiệp xã hội là một trong những loại hình kinh doanh được thừa nhận chính thức. Khi đã được công nhận thì các đơn vị này sẽ được áp dụng những chính sách có phần thuận lợi hơn.
1.1. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Quy định về nội dung này đã được cụ thể hoá thông qua Điều 10 của Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó để được xem là một doanh nghiệp xã hội thì cần đáp ứng được các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư. Việc đầu tư đó phải nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
1.2. Hình thức tổ chức doanh nghiệp xã hội
Hiện nay các doanh nghiệp xã hội được tổ chức hoạt động theo các hình thức chủ yếu sau:
+ Phi lợi nhuận: Hoạt động chủ yếu dưới dạng các tổ chức, nhóm tình nguyện, hiệp hội, trung tâm của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS…
+ Có lợi nhuận: Mặc dù cũng có tính chất kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận nhưng so với các doanh nghiệp thông thường thì mô hình kinh doanh này không bị yếu tố lợi nhuận. Thay vào đó mục đích lớn nhất vẫn là chia sẻ các dự án xã hội và vì cộng đồng. Phần lợi nhuận có được hầu hết sẽ được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các hoạt động này.
2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
Thực chất doanh nghiệp xã hội cũng là một hình thức hoạt động khác của các loại hình doanh thông thường. Do vậy mà việc đăng ký doanh nghiệp xã hội cũng được thực hiện tương tự. Khi đăng ký, doanh nghiệp xã hội cũng tiến hành theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp tương ứng. Tên doanh nghiệp xã hội cũng sẽ được đặt theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
Để bắt đầu thủ tục này, người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng. Bên cạnh đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu xét thấy đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì cơ quan này còn phải tiến hành cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối thì phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.