Cơ cấu hệ thống quản trị doanh nghiệp thương mại
Mục lục
Mỗi doanh nghiệp đều phải có cơ cấu tổ chức quản lý để có thể hoạt động hiệu quả. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật có hướng dẫn và quy định về cơ cấu sắp xếp quản trị doanh nghiệp thương mại. Tìm hiểu nội dung pháp lý này cùng Phan Law Vietnam để có thể xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh và đúng pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân
Cơ cấu quản trị doanh nghiệp thương mại đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân cũng được xem là tài sản sở hữu riêng của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp này có thể thực hiện mọi hoạt động cũng như cho thuê, chuyển nhượng, bán doanh nghiệp…
Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt. Loại hình này phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp thương mại đối với loại hình công ty hợp danh được hướng dẫn tại Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014:
“1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
2. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3. Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ theo quy định”
Công ty cổ phần quản trị doanh nghiệp như thế nào?
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà phần vốn được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi công ty cổ phần có tối thiểu 03 cổ đông thành lập. Theo quy định tại Điều 134, công ty cổ phần quản trị doanh nghiệp thương mại theo tổ chức như sau:
“1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”