Những điều cần biết về quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh
Mục lục
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Xin giấy phép kinh doanh trong bao lâu?
Khi có nhu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Quá trình đăng ký sẽ được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp bạn muốn đặt trụ sở. Theo quy định, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 3 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể được thực hiện tại phòng kế hoạch kinh tế, tài chính, trực thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ kinh doanh. Thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh được quy định trong 4 ngày làm việc.
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì?
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ được chia theo 2 trường hợp như sau:
2.1. Cách đăng ký giấy phép kinh doanh đối với thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Cách đăng ký giấy phép kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể theo được thực hiện theo các bước:
– Bước 1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Bạn cần chuẩn bị các thông tin sau:
- Bản sao giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của chủ doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hộ gia đình góp vốn;
- Những thông tin cần thiết liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Các giấy tờ liên quan đến địa chỉ đăng ký kinh doanh. Cụ thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê/mượn nhà.
– Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Sau khi soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hồ sơ cần được nộp cho cơ quan có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân cấp huyện – nơi đăng ký hộ kinh doanh.
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan này sẽ có văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung.
– Bước 3: Nhận kết quả sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể sẽ được cấp cho bạn.
Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh có quan trọng không?
2.2. Cách đăng ký giấy phép kinh doanh đối với thủ tục thành lập công ty
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu tùy từng loại hình công ty;
- Bản dự thảo điều lệ công ty được trình bày hợp lệ;
- Tài liệu liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tùy theo loại hình công ty;
- Bản sao chứng thực cá nhân hợp lệ đối với cổ đông/thành viên là cá nhân;
- Đối với tổ chức thì hồ sơ phải bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy ủy quyền của cá nhân đại diện cho tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện cho tổ chức;
- Văn bản trình bày quyết định góp vốn của tổ chức;
– Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký công ty:
- Sau khi hoàn thiện hồ sơ cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có chức năng tiếp nhận và xử lý. Hồ sơ đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Sau khi tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc.
– Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh từ Phòng Đăng ký kinh doanh:
- Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây được coi là giấy phép kinh doanh để thành lập công ty. Nếu hồ sơ có thiếu sót, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản yêu cầu chỉnh sửa.
3. Một vài sai sót trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh
Dưới đây là một vài sai sót trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh như:
- Tên doanh nghiệp không phù hợp: Không đúng quy định pháp luật; tên quá dài, khó phát âm và gây hiểu nhầm khi dịch sang tiếng Anh hoặc viết tắt;
- Vốn điều lệ không thực tế: Khai báo sai mức vốn điều lệ cao; kê khai vốn điều lệ thấp hơn mức vốn quy định đối với quy mô doanh nghiệp;
- Điều kiện thành lập chưa rõ ràng, chưa đầy đủ thủ tục: Chưa quy định quy chế quản lý nội bộ; Không có thành viên nào ký tên và đóng dấu vào từng trang; Không được lưu trữ đúng cách;
- Cơ cấu vốn không phù hợp: Ngoài việc kê khai, đăng ký vốn bằng tiền, không kê khai, đăng ký vốn bằng tài sản sử dụng trong hoạt động.
- Không thu thập, lưu trữ hồ sơ pháp lý theo quy định: Không lưu trữ hồ sơ đăng ký thành lập; Không lưu giữ hồ sơ tuân thủ sau khi cấp phép; Không lưu giữ các hồ sơ nội bộ khác, đặc biệt là Quy chế quản trị nội bộ ban hành cho cổ đông/chủ sở hữu.
- Không cập nhật quy định hiện hành: Luật Đầu tư mới và Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra một số quy định mới, yêu cầu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải xin điều chỉnh giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư mới theo quy định mới về kinh doanh đăng ký,…