Đăng ký giấy phép kinh doanh có quan trọng không?
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc. Có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chung thắc mắc vậy đăng ký giấy phép kinh doanh liệu có quan trọng hay không? Hàng năm có không ít đơn vị, cơ sở kinh doanh bị điều tra ra không có giấy phép kinh doanh. Vậy hôm nay, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ chia sẻ bài viết giải đáp thắc mắc này.
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh có thật sự cần thiết?
Giấy phép đăng ký kinh doanh là một văn bản không thể thiếu khi nhắc đến các giấy tờ quan trọng của một doanh nghiệp. Nhưng thực sự, giấy phép này có ý nghĩa và liệu có cần thiết đối với một doanh nghiệp hay không?
Việc có giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc đơn vị được cấp phép hoạt động kinh doanh hợp pháp trong một lĩnh vực nào đó. Đây là chứng nhận từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh và đồng thời để quản lý một cách dễ dàng, minh bạch hơn.
Vậy việc đăng ký giấy phép kinh doanh có thật sự quan trọng? Câu trả lời đây là một thủ tục bắt buộc. Chỉ khi nào có giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp mới được công nhận là hoạt động kinh doanh hợp pháp. Chính vì thế, việc đăng ký giấy phép kinh doanh là một trong những việc đầu tiên mà các doanh nghiệp thực hiện khi làm các thủ tục đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?
2. Các bước để đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty
Để có được giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Lựa chọn loại hình, ngành nghề và địa bàn kinh doanh phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình. Từ đó, tìm hiểu cụ thể các giấy tờ cần thiết để xin cấp giấy phép kinh doanh cho loại hình, ngành nghề và địa bàn đó. Các giấy tờ có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, bao gồm các mẫu đơn, giấy chứng nhận, bản sao công chứng, ảnh, dấu và chữ ký của người đại diện. Kiểm tra lại hồ sơ để đảm bảo không có sai sót hay thiếu sót nào.
– Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương mà doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến qua mạng. Lưu ý lựa chọn cơ quan đúng với loại hình, ngành nghề và địa bàn kinh doanh của mình.
– Bước 4: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Nếu có yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ, thực hiện ngay lập tức để tránh trễ hạn. Nếu không có vấn đề gì, chờ nhận kết quả theo thời gian quy định.
– Bước 5: Nhận giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua đường bưu điện. Kiểm tra lại giấy phép kinh doanh để xem có đúng với thông tin đã đăng ký hay không. Nếu có sai sót, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sửa chữa ngay.
Tham khảo: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
3. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh đáng tin cậy
Đây cũng là nỗi lo của không ít doanh nghiệp mới thành lập. Ngoài việc phải đau đầu với thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, các vấn đề liên quan đến pháp luật cũng cần được quan tâm một cách đặc biệt.
Hiểu được nhu cầu này, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh đã ra đời. Không chỉ giúp các doanh nghiệp mới thành lập giảm bớt gánh nặng, dịch vụ này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ này. Đăng ký kinh doanh nhanh chóng cùng đội ngũ luật sư Phan Law Vietnam là nơi cung cấp giải pháp đăng ký kinh doanh uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
Phan Law Vietnam sở hữu đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Việc đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ.
Các giấy tờ, hồ sơ của khách hàng đều được xử lý một cách nhanh chóng, khoa học và đảm bảo được cả những vấn đề pháp lý. Chúng tôi có quy trình bài bản từ tiếp nhận, báo giá đến xử lý yêu cầu của khách hàng để giúp khách hàng an tâm.
Giữa vô vàn cái tên trên thị trường dịch vụ đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi vẫn là cái tên được nhiều người lựa chọn. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm khi liên hệ với chúng tôi để làm các thủ tục đăng ký doanh nghiệp từ trước – trong và sau khi đăng ký.
Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đáp thắc mắc Giấy phép kinh doanh có quan trọng không? Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc nếu có, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.