[Mới] Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu theo quy định
Mục lục
Thành lập công ty xuất nhập khẩu là bước khởi đầu quan trọng cho doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nhiều hơn là chỉ hoàn tất các thủ tục hành chính. Doanh nghiệp cần nắm rõ những điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu cùng như các thủ tục pháp lý. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh đã tổng hợp lại những thông tin chi tiết về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật.
1. Công ty xuất nhập khẩu thực hiện hoạt động gì?
Công ty xuất nhập khẩu là một loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể, các hoạt động chính của một công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
- Công ty sẽ tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà sản xuất ở nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở các thị trường quốc tế để xuất khẩu sản phẩm.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm, xây dựng thương hiệu… nhằm tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
- Công ty sẽ thực hiện các thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được xuất nhập khẩu một cách hợp pháp và nhanh chóng.
- Vận chuyển và logistics, bao gồm các hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cảng, sân bay, kho hàng và đến tay người tiêu dùng, cũng như các dịch vụ liên quan như bảo quản, lưu kho, giao nhận.
- Ngoài ra, công ty xuất nhập khẩu còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như tư vấn tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới để hỗ trợ khách hàng trong quá trình xuất nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động của công ty xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là mua bán hàng hóa mà còn bao gồm rất nhiều hoạt động khác, đòi hỏi công ty phải có kiến thức chuyên sâu về luật pháp, thương mại quốc tế và các quy định hải quan.
Xem thêm: Cách thành lập công ty xuất nhập khẩu từ A đến Z chi tiết
2. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
2.1. Về thương nhân
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu quy định cả cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể thành lập công ty. Tuy nhiên, mỗi đối tượng sẽ chịu sự quản lý và tuân thủ các quy định pháp luật khác nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
2.2. Về hàng hóa xuất nhập khẩu
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập được phép kinh doanh là hàng hóa mà công ty dự định giao dịch phải nằm ngoài danh mục các mặt hàng bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hàng hóa cũng không được nằm trong danh mục tạm ngừng giao dịch hoặc những mặt hàng bị hạn chế xuất nhập khẩu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với những loại hàng hóa thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp bắt buộc phải có đầy đủ giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấy phép này sẽ là một phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Với các loại hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm tra và xin cấp giấy chứng nhận hợp quy từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi tiến hành xuất nhập khẩu. Việc tuân thủ quy định này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa các rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Về vốn điều lệ
Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào về mức vốn điều lệ tối thiểu. Điều này có nghĩa là, số vốn mà doanh nghiệp quyết định góp vào công ty hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn.
Mặc dù công ty xuất nhập khẩu không có yêu cầu cụ thể về vốn điều lệ, nhưng đối với một số ngành nghề kinh doanh khác như bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm,… lại có quy định bắt buộc về vốn điều lệ tối thiểu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn góp vào công ty bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định và vốn ký quỹ đã quy định.
2.4. Một số điều kiện khác
Một số điều kiện khác như về tên công ty tuân thủ theo các nguyên tắc chung khi thành lập một công ty theo quy định tại các Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, doanh nghiệp nên tránh đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu trùng vào các trường hợp sau:
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.
Ngoài ra, đối với điều kiện về trụ sở công ty xuất nhập khẩu cũng phải tuân thủ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2023.
- Trụ sở chính của công ty xuất nhập khẩu phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.