Hướng dẫn thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết
Mục lục
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, việc thành lập và vận hành doanh nghiệp đã trải qua những bước tiến vượt bậc. Giờ đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện mọi thao tác đăng ký trực tuyến chỉ với vài cú nhấp chuột. Qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ hướng dẫn thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết chỉ với vài bước nhé!
1. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng
Để quá trình nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh trực tuyến diễn ra thuận lợi, việc chuẩn bị kỹ lưỡng các thành phần hồ sơ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện một cách hiệu quả:


1.1. Đăng ký tài khoản kinh doanh:
Truy cập vào trang web của Cổng thông tin quốc giao về đăng ký doanh nghiệp để đăng ký tài khoản kinh doanh hoặc đăng nhập bằng tài khoản VNEid nếu bạn đã có.
Chọn mục “Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh” để kích hoạt tính năng nộp hồ sơ trực tuyến.
Chuẩn bị sẵn sàng email, ảnh chụp mặt trước và mặt sau giấy tờ pháp lý cá nhân để phục vụ cho quá trình kích hoạt tài khoản.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và kích hoạt tài khoản của bạn trong khoảng 2-3 ngày làm việc.
1.2. Xác định rõ nội dung cần thay đổi:
Trước khi tiến hành, hãy xác định rõ những thông tin nào trong đăng ký kinh doanh cần được thay đổi. Điều này bao gồm:
- Thông tin doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh,…
- Thông tin về người đại diện pháp luật: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân,…
- Vốn điều lệ: Số vốn điều lệ mới, thông tin về việc góp vốn thêm hoặc giảm vốn.
- Các thông tin khác: Thay đổi địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi người sáng lập,…
Dựa trên những nội dung cần thay đổi đã xác định, soạn thảo hồ sơ theo đúng danh mục tài liệu quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác nộp và xử lý hồ sơ, cần chuẩn bị giấy ủy quyền hợp lệ.
1.3. Chuẩn bị hồ sơ điện tử:
Để nộp hồ sơ trực tuyến, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ điện tử sau:
- Chữ ký số: Sử dụng chữ ký số cá nhân hoặc chữ ký số của tổ chức để ký vào các hồ sơ điện tử.
- File PDF: Chuyển đổi tất cả các bản sao giấy tờ và tài liệu đã soạn thảo thành file PDF để đính kèm vào hồ sơ điện tử.
2. Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng
Để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến một cách chi tiết và đầy đủ, bạn cần thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản đăng ký kinh doanh: Sử dụng tài khoản đã được cấp tính năng nộp hồ sơ, có thể là tài khoản có chữ ký số (nếu bạn sở hữu chữ ký số) hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh thông thường để truy cập vào hệ thống.
Bước 2: Lựa chọn thủ tục cần thực hiện
- Thành lập mới;
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (áp dụng đối với các trường hợp thay đổi thông tin được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh (áp dụng đối với các trường hợp thay đổi thông tin không được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) ví dụ như ngành nghề kinh doanh, thông tin về thuế hoặc thông tin người đại diện theo ủy quyền….
- Thông báo giải thể, Công bố giải thể;
- Tạm ngừng hoạt động;
- Hoạt động trước thời hạn tạm ngưng.
Bước 3: Điền thông tin thay đổi: Nhập đầy đủ và chính xác các trường thông tin thay đổi tương ứng với thủ tục đã chọn, đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được cập nhật đúng theo yêu cầu.
Bước 4: Đính kèm tài liệu chứng minh: Tải lên các tài liệu chứng minh cho việc thay đổi dưới dạng file PDF, đảm bảo rằng tất cả các tài liệu cần thiết đều được đính kèm đầy đủ.
Bước 5: Ký xác nhận và nộp hồ sơ: Sử dụng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh để ký xác nhận hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 6: Thanh toán phí, lệ phí: Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50.000 đồng trên mỗi lần yêu cầu. Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử thì được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Do đó, khi thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng sẽ không phải đóng lệ phí đăng ký. Nhưng vấn phải đóng phí công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng trên một lần.
Lưu ý: Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh qua mạng chi tiết nhất
3. Một vài lưu ý sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng
Sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh trực tuyến, có một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng quy định pháp luật:
- Kiểm tra kỹ lưỡng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới: Ngay khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cập nhật, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, đặc biệt là các nội dung đã thay đổi.
- Cập nhật thông tin trên các giấy tờ và tài liệu của doanh nghiệp: Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin mới trên tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan, bao gồm hóa đơn, hợp đồng, giấy tờ giao dịch,…
- Thông báo cho các đối tác và khách hàng: Trong trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính hoặc các thông tin quan trọng khác, doanh nghiệp cần thông báo cho các đối tác và khách hàng để họ cập nhật thông tin và duy trì mối quan hệ kinh doanh.
- Tuân thủ các quy định về thuế và kế toán: Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến kế toán theo quy định.
- Lưu trữ hồ sơ: Giữ gìn cẩn thận hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm giấy biên nhận hồ sơ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới và các tài liệu liên quan. Đây là những giấy tờ quan trọng để chứng minh tính hợp pháp của các thay đổi.