Dự toán chi phí thành lập công ty chi tiết, đầy đủ nhất
Mục lục
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp thường thắc mắc chi phí thành lập bao gồm những gì? Các loại hình công ty có chi phí thành lập khác nhau hay không? Qua bài viết dưới đây, Phan Law Vietnam sẽ giúp bạn dự toán chi phí thành lập công ty chi tiết nhất nhé!
1. Dự toán chi phí thành lập công ty bao gồm những khoản nào?
1.1. Lệ phí thành lập doanh nghiệp nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lệ phí thành lập doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí thành lập công ty mới hay chi phí mở công ty là 100.000 đồng/lần.
- Cá nhân thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí trực tiếp hoặc thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử.
- Nếu thực hiện đăng ký doanh nghiệp online, doanh nghiệp được miễn lệ phí thành lập doanh nghiệp này.
1.2. Phí công bộ nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định về công bộ nội dung doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2020 thì việc công bố có thời hạn trong 30 ngày trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
1.3. Chi phí khắc con dấu và làm bảng hiệu công ty
Hiện nay, chi phí khắc con dấu của doanh nghiệp sẽ tùy vào từng đơn vị cung cấp mà sẽ đưa ra mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mức giá cho dấu tròn sẽ dao động trong khoảng 200.000 – 500.000 đồng. Còn với dấu chức danh từ 100.000 – 200.000 đồng.
Chi phí làm bảng hiệu sẽ tùy vào đơn vị, chất liệu, kích thước và loại bảng hiệu sẽ có mức giá khác nhau. Thông thường, trên thị trường mức giá làm bảng hiệu sẽ dao động trong khoảng 300.000 – 1.500.000 đồng.
1.4. Mở và nộp số dư tài khoản ngân hàng
Dự toán chi phí thành lập công ty bao gồm cả việc mở tài khoản ngân hàng để doanh nghiệp giao dịch và nộp thuế theo quy định bắt buộc. Hiện nay, thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp thường miễn phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thanh toán và đảm bảo số dư tài khoản là 1 triệu đồng.
Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu?
1.5. Kê khai và nộp lệ phí môn bài
Lệ phí thuế môn bài doanh nghiệp cần nộp căn cứ vào số vốn điều lệ công ty đăng ký và chia thành hai mức sau:
- Vốn điều lệ của công ty dưới 10 tỷ, thì lệ phí môn bài cần nộp là 2 triệu đồng/năm.
- Vốn điều lệ của công ty trên 10 tỷ, lệ phí môn bài cần nộp là 3 triệu đồng/năm.
Theo quy định của Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập từ năm 2021 trở đi được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập.
1.6. Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn GTGT
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 doanh nghiệp mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Chi phí doanh nghiệp phải chi trả phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp: doanh nghiệp tự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc này hoặc sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử từ bên ngoài.
2. Các lưu ý khi dự toán chi phí thành lập công ty
Dự toán chi phí thành lập công ty nêu trên là chi phí thông thường và theo quy định của nhà nước. Ngoài những chi phí này, khi thành lập công ty, kinh doanh thì chủ doanh nghiệp còn phải chịu một vài khoản phí khác như:
- Chi phí thiết kế và in ấn bảng hiệu công ty;
- Chi phí dịch vụ kê khai, đăng ký thuế lần đầu;
- Chi phí đón đoàn thanh tra của cơ quan thuế;
- Chi phí trang bị cơ sở vật chất của công ty;
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh – trụ sở chính.