Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu?
Mục lục
Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp là gì? Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu? Để có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ tổng hợp hết những thông tin liên quan đến hạch toán trong bài viết dưới đây.
1. Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp là gì?
Hạch toán chi phí doanh nghiệp là quá trình theo dõi, đo lường, tính toán và ghi chép lại tất cả các hoạt động kinh doanh. Hạch toán bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn và từ những phương thức khác nhau (tùy vào từng loại hạch toán). Hạch toán nhằm mục đích giám sát, quản lý các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ và chính xác nhất.
- Theo dõi, quan sát và thu thập thông tin dữ liệu, thực hiện đo lường tất cả hao phí và kết quả của hoạt động kinh tế này.
- Tính toán, tổng hợp và phân tích các số liệu đo lường thu được, từ đó xác định các chỉ tiêu cần thiết.
- Ghi chép, lưu lại kết quả theo một trật tự nhất định, có hệ thống.
2. Trước khi thành lập doanh nghiệp cần những khoản chi phí gì?
Trước khi thành lập doanh nghiệp/công ty và chuẩn bị cho quá trình đi vào hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chi phí phát sinh gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng để đặt trụ sở;
- Chi phí mua các trang thiết bị, máy tính, máy in… nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh;
- Chi phí thuê nhân viên và chi phí đào tạo nhân viên;
- Chi phí cho việc quảng cáo;
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đào tạo.
3. Như thế nào là hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Theo đó:
“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
Theo quy định tại khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
“12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
4. Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu?
Nếu bạn đang thắc mắc Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu thì chúng tôi sẽ trả lời chi tiết nhất cho bạn. Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào các mục sau:
- Nợ TK 242, 142
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112
Phân bổ chi phí định kỳ:
- Nợ TK 642
- Có TK 242, 142
Trong đó:
- TK 242: Chi phí trả trước;
- TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn;
- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ;
- TK 111: Tiền mặt;
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng;
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
5. Phan Law Vietnam hỗ trợ hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp tốt nhất
Hạch toán chi phí có liên quan rất lớn đến nghiệp vụ của kế toán, nhằm thực hiện đúng các khoản chi phí khấu hao cũng như thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật. Nếu bạn chỉ mới thành lập doanh nghiệp, chưa có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm nắm rõ về việc Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu thì hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam. Chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp của bạn thực hiện hoạt động này một cách chi tiết và nhanh nhất.