Xác định các chi phí thành lập doanh nghiệp năm 2022
Mục lục
Xác định rõ chi phí thành lập doanh nghiệp giúp chủ thể mở doanh nghiệp có thể hoạch định chính xác hơn nguồn vốn của mình, từ đó có sự chuẩn bị phù hợp cho thủ tục này. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn trong việc xác định các chi phí thành lập doanh nghiệp.
1. Xác định các chi phí thành lập doanh nghiệp
Chi phí thành lập doanh nghiệp không phải là số tiền cố định mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chúng tôi sẽ liệt kê những chi phí bạn bắt buộc phải chi như sau:
1.1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đồng/lần.
1.2. Phí mua chữ ký số (Token)
Loại chi phí thành lập công ty tiếp theo là phí mua chữ ký số. Chữ ký số (Token) được sử được sử dụng trong trường hợp người chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên của mình muốn xác nhận một số chứng từ trên nền tảng Internet.
Token có thể được mua tại các đơn vị cung cấp uy tín như Viettel, FPT-CA, NC-CA, v.v. Hoặc bạn có thể mua các đại lý phân phối trực tiếp như Thiên Luật Phát với mức giá phù hợp và còn được hỗ trợ cài đặt, tư vấn và bảo hành vĩnh viễn hoàn toàn miễn phí giúp bạn thành lập doanh nghiệp thành công 100%.
Mức chi phí mua Token hiện tại đang giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng tùy thuộc vào thời hạn của Token.
1.3. Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
1.4. Phí đặt bảng hiệu công ty
Chi phí cho việc đặt bảng hiệu công ty (loại dán hoặc treo): 150.000 VND – 500.000 VND (tùy yêu cầu và kích thước).
1.5. Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Chi phí khắc dấu phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đ đến 150.000 đ.
1.6. Chi phí sử dụng hóa đơn
Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350.000 VND.
Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau.
1.7. Các chi phí khác khi thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh các mức chi phí thành lập công ty nêu trên, chủ doanh nghiệp còn phải chi trả thêm một số khoản chi phí khác bao gồm:
- Chi phí thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu công ty;
- Chi phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu;
- Chi phí cơ sở vật chất.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Soạn thảo và tiến hành nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 3: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.
3. Lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi bắt đầu tiến hành kinh doanh trên thương trường, người khởi nghiệp có một số lựa chọn về mô hình kinh doanh. Cụ thể:
Đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Khác với tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, khởi nghiệp theo hình thức thành lập doanh nghiệp người khởi nghiệp có một số lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực 01/01/2021 như sau:
- Thành lập doanh nghiệp tư nhân;
- Thành lập công ty TNHH: bao gồm: công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Thành lập công ty cổ phần;
- Thành lập công ty hợp danh (đối với một số lĩnh vực đặc thù).