Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN khi nào?
Mục lục
Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN khi nào là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều công ty startup. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc trường hợp doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN và những ưu đãi về thuế TNDN nhé!
1. Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN khi nào?
Căn cứ theo Điều 13 và 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2023 thì chế độ ưu đãi về thuế suất, thời gian giảm thuế, miễn thuế TNDN được áp dụng vào những lĩnh vực, dự án của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi chứ không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp mới thành lập hay không.
Lúc này, doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN khi hoạt động kinh doanh, mục đích thực hiện dự án đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế TNDN và chỉ được miễn trong khoảng thời gian nhất đinh.
Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm:
- Miễn thuế TNDN trong thời gian đầu: Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu tiên kể từ năm có doanh thu. Đối với doanh nghiệp lớn thì thời gian miễn thuế thường ngắn hơn, tùy vào từng ngành nghề kinh doanh.
- Miễn thuế TNDN cho dự án đầu tư: Một số dự án đầu tư được Nhà nước ưu đãi thuế TNDN, bao gồm dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa, hải đảo, dự án phát triển khoa học công nghệ,… hay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước.
- Miễn thuế thu nhập cho hoạt động xuất khẩu: Doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động xuất khẩu được miễn thuế TNDN đối với phần thu nhập từ xuất khẩu.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: Doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh có thể được miễn giảm thuế TNDN theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp thực hiện các chương trình an sinh xã hội: Doanh nghiệp thực hiện các chương trình an sinh xã hội như hỗ trợ người nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật,… được miễn giảm thuế TNDN theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Để doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN theo quy định thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật và thực hiện đúng thủ tục hành chính.
2. Mức thuế suất TNDN được quy định là bao nhiêu?
Thuế suất TNDN là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp để xác định số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Mức thuế này đại diện cho tỷ lệ thuế áp dụng vào thu nhập hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thuế suất TNDN được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và có thể thay đổi theo thời gian.
Hiện nay, theo quy định thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%. Trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác và một số trường hợp đặc biệt khác được quy định tại Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2023.
Xem thêm: Quy định miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập
3. Phương pháp tính thuế TNDN phải nộp
Bên cạnh thắc mắc doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN khi nào thì phương pháp tính thuế cũng là vấn đề được nhiều công ty quan tâm. Việc thực hiện phương pháp tính thuế TNDN sẽ xác định cách tính toán số thuế từ một doanh nghiệp phải nộp dựa trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về cách tính thuế TNDN như sau:
Tiền thuế TNDN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | _ | Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (KH&CN) | x | Thuế suất thuế |
Nếu doanh nghiệp có quỹ KH&CN thì thuế TNDN tính như sau:
Tiền thuế TNDN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất |
Lưu ý:
- Phần trích lập quỹ KH&CN được trích không quá 10% thu nhập tính thuế (doanh nghiệp tự quyết định trích lập hằng năm);
- Thu nhập tính thuế ở đây là thu nhập sau khi thu nhập chịu thuế đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
- Thu nhập chịu thuế là nguồn thu được từ doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí được trừ cộng với các nguồn thu nhập khác.