Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Mục lục
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì chắc hẳn sẽ là vấn đề quan trọng và cấp bách của nhiều công ty. Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những thủ tục pháp lý cần làm, sẽ ít nhiều bị chịu ảnh hưởng cũng như bị xử phạt bởi pháp luật.
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để đảm bảo sự tồn tại?
Như đã đề cập, để được nhận sự bảo hộ của pháp luật, doanh nghiệp mới thành lập phải tiến hành các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Các thủ tục cần làm gồm có:
1.Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm gì? Đó chính là mở tài khoản ngân hàng. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT – NHNN. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp đều mở tài khoản ngân hàng bởi điều này đem lại những mặt tích cực như:
- Là điều kiện để doanh nghiệp mới thành lập đăng ký nộp thuế điện tử.
- Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với giao dịch trên 20 triệu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, giao dịch với đối tác,…
Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập có thể chủ động đăng ký mở tài khoản tại các ngân hàng bất kỳ ở Việt Nam. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư 23/2014/TT – NHNN, Thông tư 02/2019/ TT – NHNN,…
2. Kê khai lệ phí môn bài
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 22/2020/NĐ – CP, miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu đối với những trường hợp sau đây:
- Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập, được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài. Trong khoảng thời gian đó, các chủ thể thành lập có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng sẽ được miễn loại phí này.
3. Khắc dấu và Đăng ký Chữ ký số
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp, bao gồm 02 hình thức sau:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký dấu của doanh nghiệp”. Như vậy, doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu con dấu, đồng thời có thể tự quyết định hình thức và nội dung con dấu. Tuy nhiên, việc này phải đáp ứng điều kiện theo khoản 1 Điều 44 của Luật này.
Chữ ký số có rất nhiều ưu điểm như thuận tiện trong quá trình giao dịch, bảo mật thông tin an toàn,… Do đó, đăng ký chữ ký điện tử là một điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mới thành lập khi tham gia vào môi trường kinh doanh.
4. Đăng ký thuế lần đầu
Sau khi doanh nghiệp nhận được Giấy Đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp mới thành lập phải chuẩn bị hồ sơ khai thuế ban đầu. Hình thức thực hiện bao gồm trực tuyến trên Tổng Cục thuế Việt Nam hoặc nộp trực tiếp cho Chi cục thuế quản lý tại nơi đặt trụ sở.
5. Treo biển hiệu
Treo biển hiệu là tiền đề quan trọng đánh dấu sự ra đời của doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó, về hình thức biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước được quy định tại Điều 34 Luật Quảng Cáo 2012. Đồng thời, treo biển hiệu không được làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng, lấn vỉa hè, lòng đường,…
6. Lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông
Ngay sau khi có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại trụ sở chính, doanh nghiệp phải lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty TNHH, sổ đăng ký cổ đông đối với CTCP. Việc làm này nhằm ràng buộc tính pháp lý giữa các thành viên và doanh nghiệp.
7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép chứng chỉ, vốn
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư thì cần phải hoàn thiện các giấy tờ liên quan như giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,… Điều này áp dụng đối với trường hợp thiếu trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đồng thời, đối với doanh nghiệp có loại hình công ty như công ty TNHH, CTCP,… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh.
8. Đăng ký sử dụng hóa đơn
Khi đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và đáp ứng yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp mới thành lập sẽ tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn. Hiện nay có 02 loại hóa đơn chính bao gồm hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào quy định pháp luật để tiến hành thủ tục sớm nhất.
9. Xây dựng và đăng ký nội quy lao động
“Theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động như sau:
Điều 69. Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động”.
Đồng thời, nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và quy định của pháp luật liên quan. Nội dung cụ thể được quy định tại khoản 2 của Điều luật này.
Lựa chọn đơn vị nào để tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp?
Có thể nói, doanh nghiệp mới thành lập phải tiến hành khá nhiều thủ tục tương đối phức tạp. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng nắm bắt và hiểu rõ quy định của pháp luật để công việc được hiệu quả, thậm chí có nhiều khả năng thiếu sót dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Do đó, để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo tính thuận lợi, doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị tư vấn uy tín, chất lượng trên thị trường. Quý khách có thể đến với Đăng ký kinh doanh nhanh và uỷ quyền cho chúng tôi thực hiện nghĩa vụ này. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại giá trị tốt nhất cho quý khách!