Điều kiện thành lập công ty
Mục lục
Tổ chức hay cá nhân đều có quyền thành lập công ty trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Mặc dù có chung quyền cơ bản đó nhưng với mỗi chủ thể riêng biệt sẽ phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện thành lập công ty bao gồm những gì? Các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Điều kiện để thành lập công ty bao gồm những gì?
Để có thể thành lập được doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
1.1. Thứ nhất, về chủ thể
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật quy định như là người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;….
1.2. Thứ hai, về điều kiện ngành nghề kinh doanh
Ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể là:
- Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: xin giấy phép kinh doanh cho ngành nghề kinh doanh đó hoặc/và đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định: phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng);
- Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
1.3. Thứ ba, về vốn pháp định
Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp).Trên đây là các nội dung tư vấn về cách thành lập công ty.
Pháp luật không có quy định về việc mức vốn điều lệ tối thiểu phải là bao nhiêu. Tuy nhiên có một số ngành nghề yêu cầu số vốn pháp định tối thiểu, tức tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp thì chủ đầu tư phải chứng minh số vốn điều lệ tối thiểu bằng số vốn pháp định.
Ví dụ như: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách: 5000 tỷ; Dịch vụ đòi nợ, dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ; Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng…
Tùy từng ngành nghề, pháp luật sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề của lĩnh vực đó. Ví dụ Luật sư muốn hành nghề phải có thẻ luật sư, dược sĩ bán thuốc phải có chứng chỉ hành nghề.
1.4. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:
Tên của doanh nghiệp phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó loại hình doanh nghiệp có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…. Tên riêng phải được viết bảng chữ cái tiếng việt được phép sử dụng cả F, J, Z, W và các chữ số, ký hiệu.
Tên của doanh nghiệp không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1.5. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 thì trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Trụ sở chính của doanh nghiệp bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Không được đặt trụ sở doanh nghiệp tại chung cư không có chức năng thương mại và các khu nhà tập thể.
2. Quy trình thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình công ty mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.