Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh và những điều cần biết
Mục lục
Giấy phép kinh doanh là giấy tờ quan trọng được cấp để cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đăng ký giấy phép kinh doanh thì cần có điều kiện và một số điều cần thiết. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh nhé!
1. Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước cấp, cho phép doanh nghiệp được hoạt động trong một hoặc một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đặc điểm của giấy phép kinh doanh thể hiện ở những yếu tố sau:
- Điều kiện kinh doanh: Chỉ cấp cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hạn chế: Hạn chế việc kinh doanh tự do đối với một số ngành nghề đặc thù.
- Bổ sung cho giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Là giấy tờ bổ sung, không thể thay thế giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 sau đây:
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp năm 2020;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên là cơ sở pháp lý để một doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Do đó, khi doanh nghiệp kinh doanh cần đáp ứng điều kiện về việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Đồng thời, cần đúng tên doanh nghiệp, có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ và nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
3. Cơ quan chức năng đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Khi thành lập công ty, bạn cần tiến hành thủ tục đáp ứng điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký Kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường được quy định là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ được nộp đầy đủ.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thành lập một công ty tại tỉnh Đắk Lắk, bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.
Đối với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh được thực hiện tại phòng kinh tế hoặc kế hoạch tài chính thuộc UBND cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường được quy định là trong vòng 4 ngày làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Kinh tế hoặc kế hoạch tài chính thuộc UBND Quận 12. Cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn và cấp giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: 4 Điều cần biết khi đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể online
4. Trường hợp doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp kê khai thông tin giả mạo; được thành lập bởi những người bị cấm; ngừng hoạt động quá lâu mà không báo cáo; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoặc trong các trường hợp vi phạm pháp luật khác theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể về trình tự và thủ tục thu hồi giấy chứng nhận này.