Đăng ký kinh doanh trực tuyến năm 2022 như thế nào?
Mục lục
Gần đây Đăng ký kinh doanh nhanh nhận nhiều câu hỏi liên quan đến việc đăng ký kinh doanh trực tuyến. Những câu hỏi thường gặp như “Đăng ký kinh doanh online có mất nhiều thời gian không?”, “Đăng ký kinh doanh trực tuyến như thế nào?”….. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những câu hỏi này.
1. Đăng ký kinh doanh trực tuyến như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 01/2021/NĐ-CP việc đăng ký kinh doanh qua mạng thực hiện theo những bước sau:
1. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Như vậy việc đăng ký kinh doanh trực tuyến được thực hiện theo hai cách:
a. Sử dụng chữ ký số.
b. Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Điều kiện để hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ là:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh được đăng tải lên phải có đầy đủ giấy tờ, nội dung, hồ sơ được kê khai y như hồ sơ giấy và được chuyển sang dạng điện tử bằng các hình thức scan,…
- Bước nhập thông tin cũng rất quan trọng, người nhập cần nhập đúng, đầy đủ và thống nhất giữa hồ sơ đăng tải và thông tin được nhập;
- Hồ sơ phải được xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh của cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp (hoặc người được uỷ quyền) hoặc chữ ký số công cộng.
1.1. Các bước đăng ký kinh doanh trực tuyến khi sử dụng chữ ký số:
- Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký. Ở bước này chúng ta thực hiện bằng cách tải văn bản điện tử, kê khai thông tin, ký số và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử;
- Bước 2: Khi hồ sơ được tiếp nhận thành công thì bên thực hiện sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
- Bước 3: Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ thông báo qua mạng để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
- Bước 4: Sau khi có mã số thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký k và thông báo cho doanh nghiệp.
1.2. Các bước đăng ký kinh doanh trực tuyến khi sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
- Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp tài khoản đăng ký kinh doanh bằng cách tải văn bản điện tử các giấy tờ chứng thực cá nhân và kê khai thông tin;
- Bước 2: Sử dụng tài khoản đó để tải văn bản điện tử, kê khai thông tin và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Bước 3: Nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
- Bước 4: Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ thông báo qua mạng để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
- Bước 5: Sau khi có mã số thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh và thông báo cho doanh nghiệp;
- Bước 6: Phòng kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến
2.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2.2. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
2.3. Hồ sơ đăng ký công ty TNHH
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
2.4. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Cách rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Việc thực hiện thủ tục rút hồ sơ đăng ký kinh doanh đã nộp trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia, cá nhân, tổ chức cần gửi công văn về việc rút hồ sơ đã đăng ký và đính kèm tài liệu để Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở pháp lý tiến hành rút hồ sơ.
Doanh nghiệp cần điền mẫu giấy “Đề nghị dừng thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Mẫu này có tại Phụ lục II-25 đính kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Sau khi nhận được đơn kèm với các tài liệu đính kèm, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét để ngừng việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.