Đăng ký kinh doanh quán ăn cần những gì?
Mục lục
Hiện nay mong muốn việc thưởng thức những món ăn ngon, đẹp mắt và độc đáo đang ngày một gia tăng. Chính vì vậy mà việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn trở nên phát triển theo thị hiếu thị trường. Nhưng để hoạt động trong lĩnh vực này lại không phải là điều dễ dàng. Bởi vì đây là kinh doanh có điều kiện nên đăng ký kinh doanh quán ăn tương đối khó khăn. Tuy nhiên để cơ sở đi vào hoạt động hợp pháp, đúng luật là điều mà không phải người kinh doanh nào cũng nắm rõ. Đây là một vấn đề pháp lý rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của quán ăn.
Những điều cần biết trước khi kinh doanh quán ăn
Quán ăn là gì?
Quán ăn hay cửa hàng ăn có thể xem là loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Loại hình này được quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010. Theo đó cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín, tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căn-tin, bếp ăn tập thể…
Mở quán ăn nên chọn loại hình hộ kinh doanh hay công ty?
Để mở quán ăn thì người kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn theo dạng doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Trên thực tế thì đa số các quán ăn sẽ được thành lập dưới dạng hộ kinh doanh cá thể. Vì thông thường quán ăn chỉ có quy mô hoạt động nhỏ, không quá 10 lao động nên đặc trưng của hộ kinh doanh sẽ phù hợp hơn. Kết quả khi lựa chọn loại hình này giúp người kinh doanh hưởng được nhiều lợi thế về thuế, trách nhiệm hơn so với doanh nghiệp.
Riêng với trường hợp có ý định mở chuỗi quán ăn thì hình thức nên chọn chính là doanh nghiệp. Nếu muốn an toàn hơn thì ở giai đoạn đầu, chủ quán có thể hoạt động ở dạng hộ kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động lớn mạnh thì có thể chuyển đổi sang doanh nghiệp để mở rộng.
Điều kiện đăng ký kinh doanh quán ăn
Việc kinh doanh hoạt động ăn uống sẽ có tác động trực tiếp đến người sử dụng. Chính vì vậy mà lĩnh vực này được xếp vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó nếu muốn mở quán ăn thì chủ quán cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Đối với nơi chế biến của quán ăn thì cần phải tuân thủ theo điều kiện quy định tại Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010. Theo đó:
– Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
– Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh
– Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
– Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
– Có thiết bị bảo quản, nhà vệ sinh, rửa tay, thu dọn chất thải, rác thải sạch sẽ
– Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hay quán ăn còn phải thực hiện theoi Điều 29 Luật này. Điều kiện đó bao gồm:
– Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp đảm nhận
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất khi đăng ký kinh doanh quán ăn. Muốn được cấp loại văn bằng này thì cơ sở đó cần phải:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp từng loại hình sản xuất, kinh doanh
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh