Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Mục lục
Thành lập hộ kinh doanh cá thể phù hợp với nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Và để kinh doanh theo mô hình này, bạn bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành thạo về hồ sơ và thủ tục của loại hình này.
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Hộ kinh doanh cá thể mang những đặc điểm nổi bật như sau:
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu muốn, chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu; trên đó có tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký.
- Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm nhât định.
- Được phép sử dụng không quá 10 lao động; vì hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Có nên đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình?
Nếu muốn kinh doanh với các hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ; kinh doanh buôn bán được thực hiện tại một địa điểm cố định thì bạn nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể. Bởi hộ kinh doanh cá thể có các ưu và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm
- Thủ tục đơn giản.
- Quy mô nhỏ, gọn nhẹ.
- Không cần phải khai thuế hằng tháng rườm rà.
- Chế độ chứng từ và sổ sách kế toán đơn giản.
- Phù hợp với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
- Chế độ thuế khoán được áp dụng.
Nhược điểm
- Thương hiệu không được bảo vệ vững chắc.
- Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ do đó sẽ không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.
- Địa điểm kinh doanh: Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định mà không được mở chi nhánh hay văn phòng đại diện khác.
- Giới hạn số lượng lao động, dưới 10 lao động.
- Hộ kinh doanh cá thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình
Việc tiến hành thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về hồ sơ thành lập công ty TNHH).
- Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề; thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến; kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh.
- Trường hợp thuê mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm giấy thỏa thuận thuê mượn; hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng.
Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp
- Bước 1: Hộ kinh doanh nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi muốn đặt địa điểm kinh doanh.
- Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ; trao giấy biên nhận cho hộ kinh doanh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; sau đó chuyển sang Bộ phận đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Tài chính kế hoạch.
- Bước 3: Chuyên viên theo dõi hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo qui định); trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho hộ kinh doanh hoặc thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh cá thể để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu xem xét thấy hồ sơ không hợp lệ.
- Bước 4: Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký; chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ gia đình của Phan Law Vietnam
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định mà không cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu bạn thấy khó khăn để thực hiện, hãy cân nhắc dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp do Phan Law Vietnam cung cấp.
Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói chung cũng như đăng ký hộ kinh doanh gia đình nói riêng. Một số dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam như tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình; soạn và nộp hồ sơ, nhận kết quả; hỗ trợ các thủ tục cần làm sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,….