Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Mục lục
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí công bố doanh nghiệp, phí khắc dấu, mua chữ ký số,… Để việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, bạn nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ tư vấn và đăng ký kinh doanh tại Phan Law Vietnam.
Quyền thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp theo một trong 04 loại hình gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên);
- Công ty hợp danh;
- Công ty cổ phần.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác biệt nhau và mang đến cho chủ sở hữu doanh nghiệp các quyển, nghĩa vụ và công cụ tài chính khác nhau.
Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Chi phí thành lập doanh nghiệp không phải là số tiền cố định mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể ước lượng mức phí này dựa vào các khoản chi sau:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đồng/lần.
Phí mua chữ ký số (Token)
Loại chi phí thành lập công ty tiếp theo là phí mua chữ ký số. Chữ ký số (Token) được sử được sử dụng trong trường hợp người chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên của mình muốn xác nhận một số chứng từ trên nền tảng Internet.
Token có thể được mua tại các đơn vị cung cấp uy tín như Viettel, FPT-CA, NC-CA, v.v. Hoặc bạn có thể mua các đại lý phân phối trực tiếp như Thiên Luật Phát với mức giá phù hợp và còn được hỗ trợ cài đặt, tư vấn và bảo hành vĩnh viễn hoàn toàn miễn phí giúp bạn thành lập doanh nghiệp thành công 100%.
Mức chi phí mua Token hiện tại đang giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng tùy thuộc vào thời hạn của Token.
Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
Phí đặt bảng hiệu công ty
Chi phí cho việc đặt bảng hiệu công ty (loại dán hoặc treo): 150.000 VND – 500.000 VND (tùy yêu cầu và kích thước).
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Chi phí khắc dấu phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đ đến 150.000 đ.
Chi phí sử dụng hóa đơn
Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350.000 VND.
Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau.
Các chi phí khác khi thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh các mức chi phí thành lập công ty nêu trên, chủ doanh nghiệp còn phải chi trả thêm một số khoản chi phí khác bao gồm:
- Chi phí thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu công ty.
- Chi phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu.
- Chi phí cơ sở vật chất.
Vì sao nên chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp?
Khi tự thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức tìm hiểu quy định pháp luật. Tại Phan Law Vietnam, với dịch vụ thành lập công ty trọn gói, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện tất các các thủ tục từ soạn thảo hồ sơ, nộp và nhận kết quả từ phòng đăng ký kinh doanh.
Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp đều được hỗ trợ toàn diện. Các chuyên viên pháp lý sẽ tư vấn cụ thể quy định pháp luật, các loại hình doanh nghiệp, ưu và nhược điểm của từng loại hình, thủ tục kê khai thuế, kế toán sau khi thành lập,…