Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân thành công 100%
Mục lục
Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có ý định đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về quá trình, hồ sơ thành lập công ty tư nhân. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam nhé!
1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, để thành lập Doanh nghiệp Tư nhân, chủ doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư;
- Tên Công ty không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân;
- Có nguồn vốn đầu tư cụ thể, chính xác.
2. Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thực hiện cách thành lập doanh nghiệp tư nhân cần trải qua các bước như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất, quy định và hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
1. Bản sao có công chứng CMND/CMND hoặc Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp;
2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân;
3. Giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thay mặt công ty thành lập doanh nghiệp tư nhân (nếu có).
Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký doanh nghiệp qua mạng đơn giản, nhanh chóng
2.2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Kết quả có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân hoặc thông báo bổ sung, điều chỉnh hồ sơ (nếu có sai sót).
2.3. Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thông tin ngành nghề kinh doanh;
2.4. Khắc dấu doanh nghiệp tư nhân
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải khắc con dấu doanh nghiệp theo quy định sau:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới dạng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại con dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý, lưu trữ con dấu được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị khác của doanh nghiệp có con dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng con dấu trong giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Thời gian khắc dấu tròn doanh nghiệp: 01 ngày làm việc.
2.5. Nộp tờ khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân
Sau khi được cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế lần đầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, đồng thời kế toán cần làm thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp.
2.6. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân
Người đại diện theo pháp luật cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- CMND (có công chứng).
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp (có công chứng).
- Điều lệ công ty (bản sao).
- Thông báo về việc đăng thông tin con dấu doanh nghiệp (có công chứng).
- Con dấu doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản.
Nhân viên ngân hàng sẽ hoàn tất thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho bạn khi đầy đủ các giấy tờ trên.
2.7. Đăng ký chữ ký số khai thuế doanh nghiệp tư nhân
Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần mua phần mềm chữ ký số điện tử để nộp tờ khai, nộp thuế trực tuyến. Nếu không mua chữ ký số kịp thời, doanh nghiệp sẽ trì hoãn việc báo cáo thuế, dẫn đến bị phạt thuế.
2.8. Đăng ký hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử của doanh nghiệp với ngân hàng đó.