Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần
Mục lục
Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp chiếm ưu thế nhất hiện nay. Đăng ký thành lập công ty cổ phần xuất phát từ tâm thế của người thành lập mong muốn doanh nghiệp lớn mạnh nhanh chóng. Bài viết hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần.
1. Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần
Góp vốn công ty cổ phần là việc các cổ đông (cá nhân tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty) mua bán cổ phần của công ty trong đó.
Khi thành lập công ty cổ phần, điều lệ công ty là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Một trong những nội dung ghi nhận trong điều lệ công ty là số vốn góp và những cá nhân, tổ chức góp vốn. Vì lẽ đó việc lập biên bản góp vốn là không thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, việc ghi nhận trong điều lệ công ty chỉ là quy định chung, nếu bạn muốn chắc chắn bạn vẫn có thể thành lập biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần. Một bản lưu tại trụ sở công ty và bản còn lại bạn nên giữ.
Nội dung biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần có những nội dung chính sau:
– Thông tin ngày, tháng, năm, địa chỉ để lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty;
– Thông tin cụ thể của các cổ đông như: Họ tên; ngày sinh; quốc tịch; số CMND; hộ khẩu thường trú;
– Các thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh;
+ Loại tài sản sử dụng để góp vốn: Tiền mặt, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, …
+ Giá trị phần vốn góp và Thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông;
+ Phương thức góp vốn: góp bằng tiền mặt, hình thức chuyển khoản, ký séc…
2. Thành lập công ty cổ phần
Căn cứ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật khác về đăng ký doanh nghiệp thì một bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
– Điều lệ của công ty cổ phần.
– Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực sau đây:
- Đối với Cổ đông là cá nhân/người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức/người được ủy quyền thực hiện thủ tục;
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
- Cổ đông là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương;
- Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện cho cổ đông là tổ chức.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
Trên thực tế, khi tiến hành thành lập công ty cổ phần tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục thông qua mạng điện tử, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty
– Trường hợp sử dụng chữ ký số công cộng:
- Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Trường hợp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ thành công. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nội dung công báo bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch Đầu tư.