Thành lập doanh nghiệp giá rẻ trọn gói tại Hà Nội
Mục lục
Việc tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng như thủ tục liên quan là việc hết sức quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về các quy trình, thủ tục cần thực hiện để đăng ký thành lập doanh nghiệp giá rẻ theo quy định của pháp luật năm 2021 qua bài viết dưới đây.
Quy trình thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Bạn cần thực hiện 04 bước quan trọng sau khi tiến hành chuẩn bị thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích thành lập doanh nghiệp của bạn.
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do cá nhân đứng ra làm chủ và sẽ tự chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ phần tài sản của mình đối với doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty hợp danh
Đây là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty/doanh nghiệp, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài thành viên hợp danh thì công ty,doanh nghiệp có thể có thành viên góp vốn.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân, tổ chức làm chủ và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng thành viên phải từ 02 người trở lên và tối đa không được quá 50 người. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần. Cổ đông (người nắm trong tay cổ phiếu) chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
Bước 2: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn cần chuẩn bị những ngành nghề kinh doanh mà bạn dự định thực hiện kinh doanh và những ngành nghề mà bạn dự tính thực hiện kinh doanh sau này.
Ngành nghề kinh doanh sẽ phải áp dụng theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện để được thành lập, như về giấy phép kinh doanh, về vốn pháp định,…
Bước 3: Chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh phải ở trong lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ rõ ràng được xác định gồm số nhà, tên đường, tên phường/xã/thị trấn, tên quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh hoặc TP trung ương/ tỉnh.
Lưu ý: Trụ sở doanh nghiệp không thể là khu tập thể hoặc chung cư có chức năng để ở. Khi thuê văn phòng trong tòa nhà thì bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng về giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có khác nhau. Về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Nếu doanh nghiệp có tổ chức góp vốn thì hồ sơ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người đại diện theo ủy quyền;
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản ủy quyền cho đơn vị, cá nhân thực hiện thủ tục.