Thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Mục lục
Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp mà đặc trưng nhất là thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa rất nhiều. Điều này nhằm mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuận lợi gia nhập thị trường. Tuy nhiên, các bước đầu thực hiện của doanh nghiệp lại khá hạn chế do nhiều người không hiểu rõ về cách thức quy định của pháp luật. Thêm vào đó do pháp luật về doanh nghiệp vừa có sự thay đổi một số nhà đầu tư chưa kịp nắm bắt. Do đó làm ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình thực hiện thủ tục này.
Cách thức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
Nhằm giúp cho chủ doanh nghiệp tìm được cách thức phù hợp trong quá trình này mà pháp luật cho phép lựa chọn một trong hai cách thức tiến hành sau:
Trực tiếp thực hiện đăng ký doanh nghiệp
Đối với cách làm này, các cá nhân có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ tự mình thực hiện quy trình. Từ các công đoạn soạn thảo hồ sơ cho đến nộp và hoàn thiện các bước liên quan đều sẽ do người thành lập doanh nghiệp tiến hành, Tuy nhiên cách này tương đối rủi ro và mất thời gian do ít có nhà khởi nghiệp nào có thể hiểu rõ và có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp
Cách thức đăng ký thành lập doanh nghiệp hiệu quả nhất chính là sử dụng các dịch vụ pháp lý. Vì thông qua những dịch vụ đăng ký doanh nghiệp này, chủ doanh nghiệp có thể nhờ các tổ chức, cá nhân có uy tín trong lĩnh vực này thay mình thực hiện toàn bộ thủ tục. Ngoài ra còn bảo đảm cho quy trình được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Về cơ bản, quy trình thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có quy định về hồ sơ đăng ký khác nhau và cần bảo đảm tính chính xác theo những quy định đó. Tiếp đó người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
– Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.